4 thói quen nhiều người vẫn làm để giảm căng thẳng nhưng thực chất lại làm cho sự lo lắng trở nên tồi tệ hơn
Khi một người phải vật lộn với sự căng thẳng, họ sẽ tìm kiếm các cách để giải tỏa và đối phó với sự lo lắng ngay lập tức.
- 29-12-2020Người mắc bệnh này có nguy cơ đột quỵ rất cao: Nếu không biết hoặc chủ quan, có thể nguy hiểm tính mạng
- 29-12-2020Bác sĩ chuyên khoa ung bướu "điểm danh" những người dễ mắc ung thư gan: Ai có đặc điểm này cần cẩn thận
- 29-12-2020Bác sĩ sản chuyên điều trị vô sinh hiếm muộn: Từ chuyển phôi cho đến khi có đứa con mang về là hành trình dài nhưng "em yên tâm"
Amy Morin là một nhà trị liệu tâm lý, nhân viên xã hội, huấn luyện viên sức mạnh tinh thần và là tác giả sách bán chạy nhất quốc tế. Amy Morin rất quan tâm đến sức khỏe tinh thần , trong đó có cả những cách làm sao để giải tỏa căng thẳng. Biểu hiện của sự căng thẳng thường là tim đập nhanh, lo lắng thái quá...
Nó ảnh hưởng đến thể chất, nhận thức và cảm xúc của bất kì ai. Các triệu chứng này cũng có thể gây khó khăn cho hoạt động hàng ngày. Đôi khi bạn có thể xác định được nguyên nhân của sự lo lắng, nhưng có lúc thì không.
Amy Morin là một nhà trị liệu tâm lý, nhân viên xã hội, huấn luyện viên sức mạnh tinh thần và là tác giả sách bán chạy nhất quốc tế.
Amy cho biết, khi một người phải vật lộn với sự căng thẳng, họ sẽ tìm kiếm các cách để giải tỏa và đối phó với sự lo lắng ngay lập tức. Thế nhưng, mặc dù điều quan trọng là phải làm điều gì đó khiến bạn cảm thấy tốt hơn, nhưng Morin giải thích rằng một số thói quen mà nhiều người vẫn làm thực sự có thể khiến sự lo lắng của bạn trở nên khó kiểm soát hơn.
"Là một nhà trị liệu, tôi thấy điều đó xảy ra mọi lúc. Mọi người cố gắng làm mọi thứ để giúp bản thân cảm thấy tốt hơn nhưng nhiều khi những nỗ lực của họ không chỉ phản tác dụng mà còn hoàn toàn có hại", Amy cho biết.
Dưới đây là 4 sai lầm phổ biến sẽ khiến tình trạng lo lắng của bạn trở nên tồi tệ hơn:
1. Né tránh những điều khiến bạn cảm thấy lo lắng
Bề ngoài, sự né tránh có vẻ như là một phản ứng hữu ích đối với sự lo lắng. Nếu cảm thấy lo lắng về tình hình tài chính của mình, bạn có thể bỏ qua các hóa đơn và tránh xem tài khoản ngân hàng. Tránh nhìn vào thực tế về khoản nợ ngày càng chồng chất và tài khoản ngân hàng ngày càng cạn kiệt sẽ khiến bạn bớt lo lắng - ít nhất là tạm thời. Tuy nhiên, khi vấn đề tài chính của bạn ngày càng gia tăng, sự lo lắng của bạn sẽ ngày càng lớn bởi bạn không thể né tránh mãi được.
Nghiên cứu chứng minh thực tế là bạn càng tránh những tình huống gây lo lắng thì chúng càng kích động mối lo lắng của bạn tăng lên. Không những thế, sự né tránh khiến bạn mất tự tin vào giảm khả năng đối mặt với những nỗi sợ hãi này. Vì vậy, mặc dù việc né tránh có thể giúp bạn giải tỏa nhanh chóng, nhưng hành động né tránh vấn đề sẽ làm trầm trọng thêm sự lo lắng theo thời gian.
2. Xem điện thoại của bạn trước khi bạn đi ngủ
Những khách hàng đến văn phòng trị liệu của tôi thường nói những câu như: "Đầu óc tôi sẽ không hoạt động vào ban đêm" hoặc "Ngay khi tôi cố gắng đi ngủ, bộ não của tôi chỉ nhắc nhở tôi về tất cả những điều tôi cần... lo lắng".
Với nỗ lực xua đi những lo lắng trong đầu, nhiều người chọn cách "lướt" điện thoại trước khi ngủ. Trong khi xem tin tức trên mạng xã hội trong vài phút có thể khiến bạn cảm thấy thư giãn hơn một chút ngay lúc đó nhưng việc nhìn chằm chằm vào màn hình thực sự cản trở giấc ngủ và dẫn đến mức độ lo lắng tăng cao hơn.
Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí "Computers in Human Behavior" cho thấy chỉ sau một tuần không sử dụng điện thoại thông minh trước khi ngủ, các cá nhân cho biết sự lo lắng của họ đã giảm đi, chất lượng giấc ngủ và sức khỏe cải thiện hơn.
3. Trao đổi với bạn bè và gia đình
Khi trải qua một ngày khó khăn, bạn có thể nghĩ rằng mình cần "giải tỏa cảm xúc" và mong muốn chia sẻ với gia đình, bạn bè của mình tất cả những gì đã xảy ra. Bạn nghĩ rằng mình có thể sẽ "xả" ra tất cả giống như cái nồi áp suất đúng không?
Nhưng với chuyên gia Amy Morin thì đó thực sự là một quan niệm sai lầm. Bạn càng nói nhiều về những điều khiến bạn đau khổ, bạn càng khiến bản thân rơi vào trạng thái hưng phấn tột độ.
Một nghiên cứu năm 2013 được xuất bản trong tập "Cyberpyschology, Behavior, and Social Networking" cho thấy rằng việc trút bỏ những tâm trạng có thể gây ra phản ứng ngược - đặc biệt là ở những người có khuynh hướng cầu toàn (thường gặp ở những người bị rối loạn lo âu). Các tác giả của nghiên cứu nói rằng mọi người tốt hơn nên tập trung vào những khía cạnh tích cực trong ngày của mình thay vì kể lại những gì đã xảy ra. Điều này có thể cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng.
4. Suy nghĩ về vấn đề của bạn
Có một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng "bạn càng suy nghĩ nhiều về một vấn đề, bạn càng có nhiều khả năng đưa ra giải pháp". Vì vậy, nhiều người khi lo lắng thường ngồi lại và nghĩ đến các tình huống "nếu như..." để đảm bảo rằng họ đã chuẩn bị đủ những gì cần thiết.
Nhưng nghĩ lâu, nghĩ nhiều không hẳn đã là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra "thời kỳ ủ bệnh" có thể là chìa khóa để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định tốt nhất của bạn. Các nghiên cứu cho thấy mọi người đưa ra quyết định tốt hơn sau khi họ cho bộ não của họ nghỉ ngơi trong khi đang "đau đầu" về một vấn đề nào đó.
Làm thế nào để nhận được sự giúp đỡ cho sự lo lắng?
Nếu bạn phải vật lộn với lo lắng và vướng vào những thói quen khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn, hãy tìm sự trợ giúp từ chuyên gia. Lo lắng là một trong những tình trạng có thể điều trị được nhưng chưa được điều trị dứt điểm.
Liệu pháp nhận thức hành vi là một chiến lược trị liệu hiệu quả có thể làm giảm các triệu chứng của bạn và giúp bạn thoát khỏi những thói quen vô ích. Thuốc cũng có thể là một lựa chọn nhưng nó phải được dùng dưới hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc liên hệ với một chuyên gia sức khỏe tâm thần để được giải tỏa khỏi những lo lắng không đáng có.
Theo Bussinessinsider, BI
Pháp luật và Bạn đọc