4 thứ quen thuộc trong sinh hoạt khiến gia đình 3 người lần lượt mắc ung thư phổi: Điều thứ 2 nhiều nhà khó tránh!
“4 thói quen sinh hoạt” khiến 3 người trong một gia đình lần lượt mắc ung thư phổi. Ảnh: sohu
Một gia đình bình thường ở Bắc Kinh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi trong một cuộc khám sức khỏe. Điều đáng chú ý là người nhà này ngày thường không có ai hút thuốc, thân thể cũng rất khỏe mạnh.
- 14-02-20225 triệu chứng của ung thư phổi nhưng 2 trong số đó khiến nhiều người lầm tưởng là cảm cúm thông thường, bạn không nên chủ quan bỏ qua
- 14-02-2022Đeo 2-3 khẩu trang cùng lúc có giúp ngăn chặn bụi mịn? Bác sĩ chỉ ra phương pháp phòng tránh các bệnh về phổi và ung thư phổi hiệu quả, ai cũng nên biết để áp dụng
- 14-02-2022Ung thư phổi không ‘ngụy trang’ cũng không ‘tàng hình’: 1 THÔ, 1 TÊ, 1 ĐAU cảnh báo bệnh đang âm thầm tấn công cơ thể, dù chỉ có 1 biểu hiện cũng cần khám ngay
Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Thống kê IARC cho thấy, năm 2020 Việt Nam có thêm 26.262 người mắc ung thư phổi, hơn 23.000 trường hợp tử vong. Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai chỉ sau ung thư gan.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân tác động gây nên bệnh ung thư phổi gắn với môi trường, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, điều kiện lao động, nhiễm độc nước, không khí và nếp sống thiếu vệ sinh… Đặc biệt khi có nhiều yếu tố phối hợp với nhau, nguy cơ mắc bệnh càng tăng.
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Tỉ lệ ung thư phổi tăng lên theo số năm hút thuốc và số lượng thuốc hút mỗi ngày. 90% các trường hợp ung thư phổi là ở người nghiện thuốc lá.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, có một số tình huống khiến mọi người chú ý hơn, điển hình là một gia đình bình thường ở Bắc Kinh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi trong một cuộc khám sức khỏe. Điều đáng chú ý là người trong gia đình ngày thường không có thói quen xấu như hút thuốc, thân thể cũng rất khỏe mạnh. Vậy tại sao lại như vậy?
Một số nguyên nhân chính gây ung thư phổi có liên quan trực tiếp đến khí. Ảnh: Internet
Phổi là cơ quan liên quan mật thiết đến hô hấp, dù hít phải khí gì đi nữa thì khí đó cũng sẽ được lọc qua phổi, do đó, một số nguyên nhân chính gây ung thư phổi có liên quan trực tiếp đến khí.
Dưới dây là 4 thứ quen thuộc trong sinh hoạt nhưng thải ra loại khí gây ung thư phổi:
1. Không vệ sinh máy làm ẩm không khí thường xuyên
Gia đình 3 người ở Bắc Kinh được đề cập trước đó trong bài viết này lần lượt bị ung thư phổi, do họ có thói quen sử dụng máy làm ẩm không khí trong thời gian dài nhưng không vệ sinh máy thường xuyên, dẫn đến vi khuẩn sinh sôi, thậm chí là nấm mốc .
Nếu máy tạo độ ẩm không được làm sạch trong một thời gian dài, không thay mới nước bên trong thì có thể sinh ra vi khuẩn, gây ra bệnh viêm phổi khi khả năng miễn dịch bị suy yếu. Nếu phổi bị nhiễm trùng nhiều lần, cơ quan này sẽ suy giảm chức năng miễn dịch và làm tăng nguy cơ ung thư.
2. Hít phải khói bếp
Tình trạng này xảy ra phổ biến hơn ở các bà nội trợ. Khói khi đun nấu trong bếp gây kích ứng mắt và cổ họng, lâu ngày sẽ gây tổn thương trực tiếp đến các tế bào và mô của hệ hô hấp. Mặt khác, các loại dầu, mỡ được đun trong thời gian dài ở nhiệt độ cao cũng có thể sinh ra các chất độc hại, thậm chí là chất gây ung thư.
Khói từ bếp sẽ gây tổn thương trực tiếp đến các tế bào và mô của hệ hô hấp. Ảnh: Internet
Điều này cũng nhắc nhở mọi người nên thường xuyên bật máy hút mùi để hạn chế các chất gây ung thư do khói bếp sinh ra ngấm vào phổi.
3. Khí do thuốc lá tạo ra
Có một số trường hợp người lớn và trẻ em trong gia đình cùng bị ung thư phổi, nguyên nhân là do người lớn hút thuốc lá lâu ngày, phổi của trẻ em cũng bị tổn thương vì hấp thụ khói thuốc thụ động trong thời gian dài.
Đối với người không hút thuốc, chính việc hít phải khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người khác phả ra cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về phổi. Có rất nhiều dữ liệu cho thấy thuốc lá có chứa hơn 60 chất gây ung thư. Đặc biệt là nicotine sẽ ngăn chặn phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với các khối u ác tính, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
4. Hít phải khí độc hại từ vật liệu mới
Mọi người đều biết rằng ngôi nhà mới sửa sang không thể có người ở ngay lập tức, phải mở cửa sổ thông gió để "tản mùi" trong thời gian dài. Việc trang trí nhà cửa cũng có thể khiến lượng formaldehyde vượt quá tiêu chuẩn. Nhật Bản đã chứng minh rằng các khí độc như formaldehyde và benzen sẽ mất 3 ~ 15% năm mới tự bay hơi.
Vì vậy, nên thông gió ít nhất 1-2 tháng trước khi chuyển đến, và tốt nhất là bạn nên kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà thường xuyên.
Các vật liệu trang trí tạo ra mùi độc hại gây ảnh hưởng đến phổi. Ảnh: Internet
Để bảo vệ phổi tốt hơn, khi thời tiết trở lạnh, nhiệt độ hạ thấp, mọi người cần chú ý giữ ấm, tập thể dục mỗi ngày. Việc dậy sớm, ăn uống đúng giờ và đảm bảo chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh sẽ có lợi hơn cho cơ thể.
*Theo: Sohu
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: THỞ THẬT THẢNH THƠI
Xem tất cả >>- Ngón tay có 3 dấu hiệu này là "tiên tri sớm" của bệnh phổi, đi chụp CT ngay nếu không muốn tương lai phải thở máy
- 3 loại thực phẩm “trắng” làm sạch và giữ ẩm phổi hàng đầu, ăn càng nhiều càng tăng cường chức năng
- "1 chậm, 2 lồi, 3 thêm" trên cơ thể cảnh báo ung thư phổi: Tưởng bệnh vặt, không thăm khám sớm có thể làm bạn với máy thở cả đời
- 5 thực phẩm màu trắng nên ăn nhiều trong những ngày dịch bệnh để bảo vệ phổi, tăng cường sức đề kháng
- Chuyên gia Yoga Nguyễn Hiếu bày cách làm "NƯỚC THẦN" giúp sạch phổi cho mùa dịch từ những nguyên liệu sẵn trong bếp