400 tỷ đồng trong tài khoản của 1 người đàn ông bỗng được chuyển cho 9 người khác: Ngân hàng bị tòa án gửi giấy triệu tập, 1 người bị bắt giữ
Gửi tiền vào ngân hàng cho yên tâm, người đàn ông Trung Quốc tá hỏa khi phát hiện tài khoản của mình về 0 chỉ sau 3 ngày.
- 16-11-2023Anh công nhân đào trúng bình gốm cao 30cm, cảnh sát lập tức đến phong tỏa công trường
- 15-11-2023Bà cụ 75 tuổi nghe 1 cuộc điện thoại, chuẩn bị "nộp" hơn 300 triệu đồng cho kẻ lừa đảo thì cảnh sát ập tới: Người từng mua bảo hiểm phải đề phòng loại thủ đoạn tinh vi này
- 15-11-2023Cha già lập di chúc để lại toàn bộ nhà đất cho con trai, con gái đứng tên trên sổ đỏ nhưng không được gì: Tòa án vào cuộc phân xử, đưa ra phán quyết chia tài sản
Câu chuyện này mới xảy ra gần đây ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc thu hút sự quan tâm của dư luận.
Theo Zhihu, ông Tạ vốn là chủ một công ty nội thất đang gặp khó khăn do quản lý yếu kém, thị trường bị thu hẹp và nợ nước ngoài. Đang lúc chưa biết phải xoay xở làm sao, ông Tạ nhận được tin công ty của mình nằm trong khu đất sắp được chính phủ thu hồi để phục vụ cho kế hoạch phát triển đô thị. Trong quá trình đàm phán, Giám đốc Tạ đã đồng ý khoản đền bù 110 triệu NDT cho toàn bộ đất đai của công ty. Khoản bồi thường này chính là số tiền “cứu mạng” khi có thể giúp công ty của vị giám đốc này thoát khỏi giai đoạn khó khăn.
Vì đang trong thời gian đi công tác, ông Tạ đã quyết định tạm thời gửi 110 triệu NDT tiền bồi thường này vào ngân hàng địa phương. Tuy nhiên chỉ 3 ngày sau khi gửi tiền, toàn bộ 110 triệu NDT của người đàn ông đã biến mất. Ông Tạ cho biết lúc đó, điện thoại của ông bỗng liên tục nhận được tin nhắn chuyển khoản. Cứ thế, ông chứng kiến toàn bộ tiền gửi của ông đã được chuyển tới 9 tài khoản khác nhau mà không thể làm gì được. Hoang mang không biết tại sao tiền của mình lại “bốc hơi”, ông Tạ vừa lo lắng, vừa tức giận tìm đến ngân hàng để làm rõ sự việc.
Tại đây, ông Tạ được đại diện ngân hàng là cô Khương mời vào văn phòng để trao đổi vấn đề. Người phụ nữ này bình tĩnh giải thích rằng số tiền của ông Tạ thực chất đã được ngân hàng chuyển đến các tài khoản khác với mục đích trả nợ cho ông. Cũng theo cô Khương, công ty của ông Tạ vốn đang nợ một khoản nợ lớn, trong đó có nợ ngân hàng. Khi những chủ nợ này biết ông Tạ vừa nhận được 110 triệu NDT tiền bồi thường thì lập tức gửi đơn khiếu nại và yêu cầu ông nhanh chóng trả tiền. Vì lý do này mà ngân hàng đã dùng số tiền trong tài khoản của ông Tạ để trả các khoản nợ này giúp ông.
Nghe cô Khương giải thích, giám đốc Tạ lại càng thêm tức giận. Ông cho rằng nợ tiền là hành vi giữa chủ nợ và người nợ, ngân hàng không có quyền đưa ra quyết định trong vụ việc này. Ông Tạ cũng cho biết ngay cả khi có nợ phải trả, ông cũng không đồng ý việc chuyển hết 110 triệu NDT trong tài khoản của mình như thế.
Theo đó, toàn bộ số tiền trong tài khoản của ông Tạ đã bị ngân hàng chuyển hết cho người khác, số dư là 0 NDT. Ông Tạ cho rằng cô Khương đã lợi dụng quyền hạn của mình để “rút tiền” từ tài khoản của ông mà không có sự cho phép. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và yêu cầu phía ngân hàng phải trả lại tiền cho mình ngay, thế nhưng cô Khương đã từ chối yêu cầu này và khẳng định số tiền đã được chuyển đi thì không thể lấy lại được.
Trước thái độ thờ ơ của ngân hàng, ông Tạ quyết định nhờ cảnh sát Trung Quốc can thiệp điều tra và khởi kiện ngân hàng ra tòa. Không lâu sau đó, phía ngân hàng nhận được giấy triệu tập từ tòa án địa phương.
Tòa án Trung Quốc cho biết khi ông Tạ gửi tiền vào ngân hàng, hai bên đã có sự ràng buộc về mặt pháp lý và phía ngân hàng cần có trách nhiệm “bảo vệ” khoản tiền của khách hàng. Do đó, việc người phụ trách ngân hàng là cô Khương đã tự ý chuyển 110 triệu NDT của ông Tạ có thể bị quy là hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 29 Luật Ngân hàng thương mại Trung Quốc quy định ngân hàng thương mại phải tuân thủ nguyên tắc gửi tiền tự nguyện, rút tiền miễn phí, gửi tiền chịu lãi và bảo mật thông tin người gửi tiền. Bên cạnh đó, ngân hàng phải có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi là ông Tạ khỏi sự xâm phạm của bất kỳ đơn vị, cá nhân nào. Trong trường hợp này, phía ngân hàng có lỗi vì không bảo vệ số tiền gửi của khách hàng và phải chịu trách nhiệm. Đặc biệt, ngân hàng không có quyền tự ý trích tiền từ tài khoản của người gửi tiền để trả nợ.
Điều 1198 Bộ luật Dân sự Trung Quốc quy định: Nếu ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ bảo đảm an toàn và gây thiệt hại cho khách hàng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; Nếu gây thiệt hại cho người khác do hành vi của bên thứ ba thì bên thứ ba phải chịu trách nhiệm dân sự; Nếu người điều hành, quản lý, tổ chức không thực hiện nghĩa vụ bảo đảm an toàn cho tài sản của khách hàng thì phải chịu trách nhiệm bổ sung tương ứng. Sau khi người điều hành, người quản lý hoặc người tổ chức chịu trách nhiệm bổ sung, họ có thể đòi lại khoản bồi thường từ bên thứ ba.
Việc cô Khương tự ý chuyển 110 triệu NDT của khách hàng mà không có sự đồng ý của họ là đã xâm phạm quyền lợi của khách hàng. Do đó, ông Tạ có quyền yêu cầu cô Khương bồi thường cho mình.
Cuối cùng, vì hành vi sai trái của mình mà cô Khương - đại diện ngân hàng trong vụ việc trên đã bị tòa kết án 3 năm tù. Ngân hàng cũng được lệnh trả lại số tiền đã mất và có hình thức bồi thường thiệt hại cho người bị hại là ông Tạ.
Nói tóm lại, các ngân hàng với tư cách là tổ chức tài chính có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho tài sản của người gửi tiền và mọi hành vi chuyển tiền gửi của khách hàng khi chưa có sự đồng ý của họ đều là bất hợp pháp. Khi khách hàng gặp phải vấn đề tương tự, họ có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình thông qua các biện pháp pháp lý và tìm kiếm giải pháp pháp lý từ các cơ quan pháp luật. Bên cạnh đó, mọi người cũng nên nâng cao hiểu biết của mình để có thể tự bảo vệ quyền lợi của bản thân trước những trường hợp tương tự.
(Theo Zhihu)
Nhịp sống thị trường