423 tỷ USD bốc hơi khỏi nền kinh tế thế giới mỗi năm, vì đâu nên nỗi?
Loài côn trùng "spotted lanternfly” đang khiến New York đau đầu. Ảnh: Tayfun Coskun | Anadolu Agency | Getty Images
Tốn thất thực sự có thể lên tới hàng nghìn tỷ USD, trong đó tốn kém nhất là các vấn đề về sức khoẻ con người.
- 07-09-2023Thời của Ấn Độ đã tới: Hiên ngang đi giữa những lằn ranh, góp mặt đủ trong những hội nhóm lớn nhưng kiên quyết không chọn phe
- 07-09-2023Giá tăng phi mã, thứ "vàng sóng sánh" này bỗng trở thành mục tiêu hàng đầu của những kẻ trộm cắp, quốc gia châu Âu oằn mình chống đỡ
- 07-09-2023"Tượng đài" ô tô Đức lung lay trước các đối thủ "Made in China": Đầu tàu kinh tế EU đang gặp chuyện gì?
Hồ nuôi cá ngạt thở vì lục bình, trứng chim sơn ca bị chuột ăn, đường ống nhà máy bị tắc do vẹm bám và đường dây điện hỏng vì rắn bò. Đây là những ví dụ về sự hỗn loạn do các loài xâm lấn gây ra.
Trên đường phố New York, xác của những con côn trùng hút nhựa cây có tên “spotted lanternfly” không chỉ gây mất vệ sinh mà chúng còn rất “đắt đỏ”.
Theo báo cáo mới của tổ chức trực thuộc Liên Hợp Quốc (LHQ) có tên Intergovernmental Platform on Biodiversity and Ecosystem Services, các loài ngoại lai xâm lấn đang khiến nền kinh tế thế giới hao hụt hơn 423 tỷ USD/năm.
Báo cáo cho biết hoạt động đi lại của con người đã đưa hơn 37.000 loài ngoại lai đi khắp thế giới. Hơn 3.500 trong số đó là loài xâm lấn, tức là chúng có hại đối với thiên nhiên và ảnh hưởng đến cả lợi ích của con người. Nhiệt độ ấm hơn do biến đổi khí hậu dự kiến sẽ thúc đẩy các loài xâm lấn mở rộng.
Các loài ngoại lai xâm lấn là thực vật hoặc động vật. Chúng cạnh tranh với sinh vật hoang dã bản địa, phá huỷ các cơ sở hạ tầng và đe doạ sức khoẻ cũng như sinh kế của con người. Theo báo cáo, kể từ năm 1970, các loài xâm lấn đã tăng gấp 4 lần mỗi thập kỷ. Các tác động thường diễn ra chậm nhưng hậu quả có thể rất thảm khốc.
Tác giả chính của báo cáo Martin Nuñez ước tính 423 tỷ USD chỉ là con số trên lý thuyết. Tổn thất thực sự có thể lên tới hàng nghìn tỷ USD, trong đó tốn kém nhất là những biến chứng về sức khoẻ con người.
Ví dụ, các loài muỗi ngoại lai ở các quốc gia đang phát triển như Aedes albopictus và Aedes aegyptii mang theo mầm bệnh sốt rét, virus Zika và bệnh sốt Tây sông Nin.
Đối với trường hợp của New York, loài côn trùng spotted lanternfly từ châu Á có thể gây thiệt hại ít nhất 300 triệu USD/năm. Ngành trồng nho và sản xuất rượu vang bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tuy nhiên, việc loại bỏ các loài xâm lấn là rất khó khăn. Các nhà khoa học cho biết biện pháp phòng ngừa khả thi nhất là kiểm soát an toàn sinh học biên giới và nhập khẩu.
Theo CNBC, Reuters
Nhịp Sống Thị Trường