4.300 doanh nghiệp bán lẻ, sửa ô tô...giải thể
Trong tám tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.876,2 triệu USD, chiếm 20,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.
- 19-04-2019TP HCM sẽ giải thể, sắp xếp lại các đơn vị hoạt động không hiệu quả
- 01-03-2019Lần đầu số doanh nghiệp giải thể và "chết lâm sàng" vượt số thành lập mới
- 30-01-2019Doanh nghiệp giải thể tăng 16% so với cùng kỳ 2018
Theo Tổng cục thống kê, trong tám tháng đầu năm 2019, cả nước có 90.500 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.150,7 ngàn tỷ đồng. Tăng 3,5% về số lượng DN và tăng 31% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh đó, có 25,5 ngàn DN quay trở lại hoạt động, nâng tổng số DN đăng ký thành lập mới và DN quay trở lại hoạt động lên gần 116 ngàn DN, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới đạt 12,7 tỷ đồng, đạt mức cao nhất trong những năm trở lại đây.
Riêng số lượng DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 20,1 ngàn DN, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Theo lĩnh vực hoạt động thì có 7,8 ngàn DN ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Có một ngàn DN dịch vụ lưu trú và ăn uống tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 13,2%...
Trong tám tháng đầu năm, số lượng DN hoàn tất thủ tục giải thể là 10.600 DN, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 9.500 DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, tăng 14%.
Số DN hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực bán buôn , bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy với 4.300 DN (chiếm 40,4%) tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước...
DN bán buôn bán lẻ sữa chữa ô tô xe máy giải thể nhiều nhất
Cũng theo Tổng cục thống kê trong tám tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư trực tiếp nước ước đạt 12 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong tám tháng còn có hơn 5.000 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 9,51 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó có 872 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của DN với giá trị vốn góp là 5,9 tỷ USD. Và hơn 4.000 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 3,61 tỷ USD.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 6.807,1 triệu USD, tiếp đến là hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 852,3 triệu USD...
Trong số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong tám tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.876,2 triệu USD, chiếm 20,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; thứ hai là Hàn Quốc 1.721,4 triệu USD, thứ ba là Nhật Bản 1.184,5 triệu USD...
Pháp luật Tp Hồ Chí Minh