MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người đi xuất khẩu lao động được tính lương hưu thế nào?

Kể từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 có hiệu lực, bổ sung quy định tính cộng gộp thời gian tham gia BHXH cả ở Việt Nam và nước ngoài của người xuất khẩu lao động, để xem xét điều kiện hưởng lương hưu khi về nước.

Luật BHXH 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025, được bổ sung quy định trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo đó, thời gian tham gia BHXH của người lao động ở Việt Nam và ở nước ngoài được tính để xét điều kiện hưởng chế độ BHXH.

Cụ thể, tại khoản 4 Điều 66, Luật BHXH 2024 quy định về tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng BHXH (theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhưng có thời gian đóng BHXH ở Việt Nam từ 15 năm), thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH quy định tại Điều 72 của Luật này.

Như vậy, kể từ 1/7/2025, khi Luật BHXH năm 2024 có hiệu lực, người lao động dù đi làm việc ở nước ngoài cũng sẽ có nhiều cơ hội hưởng lương hưu hơn.

Người đi xuất khẩu lao động được tính lương hưu thế nào?- Ảnh 1.

Người đi xuất khẩu lao động cũng được xem xét điều kiện hưởng lương hưu khi về nước. Ảnh minh họa. VietNamNet.

Điều 8, Luật BHXH 2024 quy định việc hợp tác quốc tế về BHXH theo hướng thúc đẩy đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về BHXH để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Cụ thể, hợp tác quốc tế về BHXH được thực hiện theo nguyên tắc các bên cùng có lợi, phù hợp quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam; khuyến khích hợp tác quốc tế trong tăng cường năng lực quản lý và tổ chức thực hiện BHXH, phát triển hệ thống chính sách BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế, hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước kết hợp hài hòa các nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng; thúc đẩy đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về bảo hiểm xã hội để bảo đảm quyền lợi cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.

Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về thời gian tham gia BHXH của người lao động ở Việt Nam và ở nước ngoài được tính để xét điều kiện hưởng chế độ BHXH, thì mức hưởng chế độ BHXH ở Việt Nam được tính theo thời gian người lao động đã đóng BHXH tại Việt Nam.

Như vậy, trường hợp Chính phủ Việt Nam ký kết hợp tác song phương với các quốc gia khác về BHXH thì người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng như người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam cũng sẽ được đảm bảo nhiều hơn về quyền lợi.

Theo Phan Thiên

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên