44 giờ im lặng, những câu chuyện "rỉ tai nhau" và đám mây mù che phủ nước Pháp trước ngày bầu cử
Cuộc bầu cử vốn đã khó đoán nhất trong lịch sử nước Pháp hiện đại lại trở nên hỗn loạn gấp nhiều lần sau vụ chiến dịch tranh cử của ứng viên Emmanuel Macron bị hack.
- 07-05-2017Pháp và sự lựa chọn giữa 'làn gió mới' Macron hay 'sự giận dữ' Le Pen
- 26-04-2017Brigitte Macron - Từ cô giáo cưới học trò đến người có thể trở thành đệ nhất phu nhân đặc biệt nhất của nước Pháp
- 24-04-2017Chân dung Emmanuel Macron: Từ nhân viên ngân hàng đến ứng viên Tổng thống trẻ tuổi nhất nước Pháp
- 24-04-2017Bầu cử Pháp: Ông Macron và bà Le Pen chiến thắng, 2 đảng chính đều bị loại
Ngày hôm nay (7/5), người dân Pháp đi bầu cử vòng 2 và cũng là vòng cuối cùng để chọn ra người sẽ thay thế Tổng thống Hollande trở thành người chèo lái đất nước. Theo New York Times, đây chính là cuộc bầu cử phá vỡ tất cả các thể loại rào cản ở đất nước mà người ta cảm thấy nền chính trị đã “đóng băng” trong suốt mấy thập kỷ trở lại đây.
Suốt 59 năm qua, nước Pháp đã duy trì 1 trật tự chính trị mà trong đó đảng Xã hội và đảng Cộng hòa là những người cầm trịch. Năm nay hai ứng viên lọt vào vòng cuối cùng – ông Emmanuel Macron hay bà Le Pen - đều là những người ngoại đạo nhưng đã gạt những ứng viên kỳ cựu trên chính trường và đại diện cho những đảng chính trị truyền thống ra khỏi bên lề. Kể từ khi vòng 1 kết thúc cách đây 2 tuần, chiến dịch tranh cử của cả hai ứng viên này thấm đẫm giọng điệu của những “kẻ nổi loạn”, khiến nhiều người bị sốc trước sự giận dữ lên đến đỉnh điểm hay những lời lẽ có phần sốc nổi.
Thật giả lẫn lộn
Cuộc đua còn gay cấn đến phút chót. 1 giờ trước khi chương trình vận động chính thức kết thúc vào nửa đêm 5/5, đội ngũ tranh cử của người được cho là sẽ giành chiến thắng – Emmanuel Macron – thông báo rằng chiến dịch tranh cử của cựu nhân viên ngân hàng đầu tư 39 tuổi đã bị hack.
Những email nội bộ và nhiều tài liệu khác, thật giả lẫn lộn, đã được đăng tải lên 4chan, mạng nhắn tin trực tuyến được ưa chuộng trong nhóm những người da trắng tôn sùng chủ nghĩa dân tộc. Tất nhiên, sự kiện này có lợi cho đối thủ của ông Macron là bà Marine Le Pen – lãnh đạo 48 tuổi của phe cực hữu.
Kết quả thăm dò cho thấy ứng viên Macron - người đang mỉm cười và giơ ngón tay cái - sẽ chiến thắng. Ảnh: Getty Images.
Do đó ngày 6/5 đã trở thành 1 ngày rất quái dị đối với nước Pháp. Thông tin bị rò rỉ ở thời điểm rất nhạy cảm. Theo luật có từ hơn nửa thế kỷ qua, trong 44 giờ trước khi đóng cửa các phòng bỏ phiếu tổng thống Pháp, giới truyền thông không được đưa bất cứ tin tức gì về các ứng viên. Các quan chức Chính phủ Pháp đã cảnh báo rằng sẽ có luận tội với những người vi phạm “luật 44 giờ im lặng” nói trên. Do đó phần lớn truyền thông Pháp chỉ đứng ngoài quan sát và không thể bình luận gì về vụ hack cùng với những thông tin rò rỉ. Do đó toàn nước Pháp đang chìm trong những câu chuyện “rỉ tai nhau”.
Le Monde, một trong những tờ nhật báo có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở Pháp, đăng 1 bài viết giải thích cho độc giả rằng họ đã có các tài liệu bị rò rỉ trong tay nhưng sẽ không công bố bất cứ điều gì trước khi cuộc bỏ phiếu kết thúc. Nhưng Le Monde nói rằng những thông tin rò rỉ đã được tung ra “rõ ràng với mục đích thao túng kết quả bầu cử”.
Cuộc bầu cử vốn đã khó đoán nhất trong lịch sử nước Pháp hiện đại lại trở nên hỗn loạn gấp nhiều lần. Trong hơn 50 năm trở lại đây, đây là lần đầu tiên trong bầu cử Pháp không có đảng truyền thống nào được lọt vào vòng cuối.
Thay vào đó, các cử tri sẽ chọn lựa giữa hai thái cực đối lập. Cả ông Macron và bà Le Pen đều cam kết sẽ thay đổi toàn bộ hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội nước Pháp nhưng là theo 2 con đường ngược chiều nhau.
Bà Le Pen, 1 người đi theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, muốn Pháp rời khỏi EU và khôi phục đồng franc. Ông Macron là 1 người trung lập đã tự đứng ra thành lập đảng của chính mình – En Macrche!, muốn đẩy mạnh cải cách thị trường để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế Pháp và liên kết chặt chẽ hơn với EU.
Trong khi đó, liệu các ứng viên có thể thực hiện cải cách sâu rộng hoặc nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt hay không vẫn là điều chưa rõ ràng. Do đó, cuộc bầu cử này có thể tạo nên 1 cuộc cách mạng hay không cũng là 1 dấu hỏi. Ý tưởng vị Tổng thống tiếp theo chẳng có nhiều quyền lực trong tay không phải là không thể xảy ra, bởi cả hai đều thiếu đi sự ủng hộ vững chắc ở Quốc hội như các đảng truyền thống. Tổng thống Pháp chỉ có thể phát huy tối đa quyền lực nếu như có đủ số phiếu cần thiết ở Quốc hội để thúc đẩy các chương trình đã đề ra. Do đó, dù kết quả kiểm phiếu là thế nào đi chăng nữa, bao trùm chính trường Pháp là một đám mây mù, và đám mây ấy có thể lan ra toàn bộ châu Âu.
Cuộc bầu cử có ý nghĩa quan trọng đối với châu Âu
Vượt ra ngoài lãnh thổ nước Pháp, cuộc bầu cử này có ý nghĩa quan trọng đối với độ mở của châu Âu với thế giới cũng như vận mệnh của chương trình phúc lợi xã hội hào phóng. Đặc biệt, người Đức sẽ theo dõi sát sao bởi Đức sẽ có cuộc bầu cử của riêng mình vào tháng 9. Italy cũng bầu cử trong năm nay.
Tỷ lệ phiếu bầu cho bà Le Pen sẽ là 1 chỉ báo cho sức mạnh của làn sóng dân túy – thứ đã càn quét thế giới trong cả năm 2016 với sự kiện Anh rời EU và ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
Theo những kết quả thăm dò cuối cùng, ông Macron đang dẫn trước khoảng 20 điểm cơ bản. Nhưng thăm dò vẫn chỉ là thăm dò, và sau nhiều bất ngờ của năm ngoái cùng với vụ hack nhằm vào ông Macron, kết quả trở nên khó đoán hơn bao giờ hết.
Giới phân tích không chắc về những tác động của vụ hack này. Nhưng Thomas Guenole, giáo sư khoa học chính trị tại Sciences Po (một trong những trường đại học tốt nhất nước Pháp), nhận định đây là 1 phần trong xu hướng “Mỹ hóa nền chính trị Pháp”. Bê bối, rò rỉ thông tin, tin tức giả và xu hướng tập trung nhiều hơn vào hình ảnh của các ứng viên là những điểm chung xuất hiện ở cả 2 nước.
Cho đến thời diểm này vẫn chưa rõ các cử tri nhìn nhận vụ hack như thế nào. Chỉ biết rằng, trên mạng xã hội, giọng điệu của những bài viết trên Twitter và Facebook mang sắc thái chế giễu mỉa mai hơn là giận dữ, và nhiều người thậm chí còn không biết đến vụ hack.
“Tôi không biết gì về những thông tin bị rò rỉ, giờ thì biết rồi nhưng sẽ không thay đổi quyết định”, Audrey Payet – cô gái 33 tuổi đang làm việc ở miền Trung nước Pháp nói. Cô sẽ bỏ phiếu trắng vì không muốn chọn lựa giữa “một bên là người nặng giọng phân biệt chủng tộc và bên còn lại từng là 1 nhân viên ngân hàng”.