5 chứng đau đầu phổ biến nhất và những phương pháp giảm đau hiệu quả
Đau đầu là một trong những căn bệnh phổ biến nhất mà hầu hết mọi người đều mắc phải. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu có thể do việc thay đổi thời tiết, căng thẳng hoặc một số bệnh lí gây ra.
- 22-02-2017Đức Đạt Lai Lạt Ma bật mí "vũ khí" để cải thiện cuộc sống: Bạn sẽ rất bất ngờ vì ai cũng có thể làm nhưng thường lãng quên
- 22-02-2017Chân dung người phụ nữ da màu tạo nên "giấc mơ Mỹ": 63 tuổi vẫn nhiệt huyết, chưa từng có ý định nghỉ hưu
- 22-02-2017Ai cũng có tế bào ung thư trong cơ thể: 3 nguyên tắc vàng chặn đứng sự hình thành khối u
Thông thường, hiện tượng đau đầu chỉ xuất hiện trong khoảng một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, đối với các trường hợp thường xuyên đau đầu và có những biểu hiện lạ cần thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số những hướng dẫn chi tiết giúp bạn nhận biết được 5 chứng đau đầu phổ biến và một số phương pháp để giảm đau hiệu quả.
1. Đau đầu do căng thẳng
Đây là hiện tượng đau đầu phổ biến nhất mà hầu hết chúng ta đều gặp phải. Hiện tượng đau đầu này có một số những triệu chứng như ít xuất hiện những cơn đau nhói, thường gây ra một cảm giác đau nhức trên một dải hẹp xung quanh trán. Thông thường, mức độ của cơn đau sẽ gia tăng từ sáng đến tối hoặc những khoảng thời gian căng thẳng trong ngày.
Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ chính những mệt mỏi, lo toan và áp lực trong một khoảng thời gian dài. Bởi trường hợp đau đầu mãn tính là rất hiếm và thường phải đi kèm với những chấn thương ở đầu hoặc cổ.
Khi gặp phải những cơn đau đầu do áp lực căng thẳng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau để chấm dứt tình trạng này. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và kéo dài thì bạn nên tham khảo lời khuyên và phương pháp điều trị từ bác sĩ.
Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường tham gia các hoạt động thể chất, đặc biệt với các khớp vai và cổ cũng như có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ não bộ.
2. Đau đầu do viêm xoang
Chứng đau đầu này xuất hiện do sự tác động của bệnh viêm xoang và thường đi kèm với các biểu hiện như sốt, sưng mặt và căng tức trên trán, gò má. Bệnh thường có một số những triệu chứng như đau nhức ở trán, vùng chân mày và khu vực dưới mắt. Mức độ của cơn đau sẽ gia tăng khi có những tác động mạnh ở vùng đầu. Ngoài ra, bạn cũng sẽ cảm thấy đau, nghẹt mũi và mệt mỏi.
Nguyên nhân chủ yếu của chứng đau đầu này xuất phát từ căn bệnh viêm xoang hoặc một biến chứng thường gặp khi bị cảm lạnh hoặc bị dị ứng theo mùa.
Để chấm dứt tình trạng này, tốt nhất bạn nên trực tiếp điều trị bằng các loại kháng sinh theo đơn thuốc của bác sĩ. Đặc biệt, bạn cần tránh để tình trạng đau đầu do viêm xoang kéo dài bởi nó có thể phát sinh ra nhiều căn bệnh khác liên quan trực tiếp tới họng và tai.
3. Đau nửa đầu
Những cơn đau nửa đầu thường có nguồn gốc từ quá trình trao đổi chất và sự giãn nở của các mạch máu trong não bộ. Ngoài ra, căn bệnh đau nửa đầu cũng có thể xuất hiện do yếu tố di truyền từ đời này sang đời khác.
Bệnh thường có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn và trong đầu lúc nào cũng vang lên những tiếng ồn inh tai nhức óc.
Hiện tại, con người chưa có thuốc để điều trị dứt điểm chứng đau nửa đầu này. Tuy nhiên, bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm kiếm và lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất để điều trị. Ngoài ra, việc thường xuyên hoạt động và tham gia các môn thể thao sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe và tinh thần thoải mái hơn.
4. Nhức đầu cluster
Hiện tượng đau đầu này khá hiếm xảy ra và không nhiều trường hợp thường xuyên mắc phải. Tuy nhiên, hiện tượng đau nhức này phổ biến gấp 5 lần ở nam giới so với nữ giới.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do lưu lượng máu bị tụ lại trong đầu, xuất hiện cơn đau nhói ở thái dương, mắt có dấu hiệu bị đỏ, nhạy cảm với ánh sáng và chảy nước mắt. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có cảm giác đau nhức một bên đầu và thường xuất hiện trong khi ngủ. Cơn đau thường kéo dài từ 15 phút cho tới 1 giờ đồng hồ.
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng nhức đầu cluster. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng căn bệnh này liên quan đến sự gián đoạn của đồng hồ sinh học trong cơ thể con người. Vì vậy, bạn cũng nên đặc biệt chú ý tới chế độ sinh hoạt và ăn uống hằng ngày.
5. Đau đầu sau khi uống rượu
Có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau để lý giải cho hiện tượng đau đầu sau khi uống rượu. Một trong những nguyên nhân chính là việc rượu gây ra sự giãn nở mạch máu và ảnh hưởng đến nồng độ serotonin trong cơ thể. Đặc biệt, rượu gia tăng cảm giác mất nước và gây ra chứng đau nhức nửa đầu.
Phương pháp điều trị tốt nhất là dùng thuốc giảm đau, bổ sung nhiều nước và có một giấc ngủ sâu. Tuy nhiên, đối với trường hợp, bạn chỉ uống một lượng rượu rất nhỏ nhưng vẫn xuất hiện cảm giác đau nhức thì rất có thể bạn đã mắc chứng bệnh đau nửa đầu. Vì vậy, bạn nên đặc biệt theo dõi và thăm khám bác sĩ nếu có những biểu hiện bất thường về sức khỏe.