5 điều cần nằm lòng để dễ sống, người thông minh đều hiểu, kẻ khờ lại nhắm mắt làm ngơ
Người xưa có câu: “Bệnh tật từ miệng vào, họa từ miệng mà ra”.
- 16-09-2023Người sinh vào 3 ngày Âm lịch này thích giúp đỡ người khác, dễ gặp được quý nhân phù trợ, đến trung niên tài vận càng thêm dồi dào
- 16-09-2023Giải mã gia tộc 17 đời giàu có, sở hữu hơn 1000 căn hộ tại Thượng Hải, khiến người đời ngả mũ thán phục
- 16-09-2023Vùng đất Blue Zones: Không gian sống của những người thọ nhất thế giới
Lúc còn nhỏ, hạnh phúc là điều rất đơn giản. Có thể chỉ cần một gói đồ ăn vặt, một bộ quần áo mới hay đĩa hoạt hình yêu thích cũng có thể trở thành nguồn hạnh phúc và dễ dàng hài lòng.
Khi lớn lên, chợt phát hiện sự giản đơn thực ra lại là một điều rất hạnh phúc.
Chúng ta mong đợi sự đơn giản vì bản thân đang sống trong sự phức tạp, hỗn loạn trăm bề, nhịp sống vội vã.
Song nếu không thể thay đổi, hãy chấp nhận nó. Thế giới của người trưởng thành phức tạp như thế đấy và chúng ta cần phải nỗ lực để tồn tại trong cái rối ren đó.
1. Đừng dễ dàng phán xét người khác, chỉ trỏ cuộc sống của họ
Nếu không biết nỗi khổ của người khác thì đừng khuyên họ phải rộng lượng, cởi mở.
Bạn chưa bao giờ trải nghiệm cuộc sống của người khác và bạn không biết họ đã trải qua những gì. Khi đó đánh giá của chúng ta chưa đủ khách quan, hay nói một cách thẳng thắn là bản thân không đủ trình độ để đánh giá.
Ngoài ra, việc tùy tiện đánh giá, định nghĩa người khác mà không kiểm chứng, đặc biệt là nói xấu sau lưng, dễ dẫn đến tranh chấp, rắc rối, thị phi.
2. Ăn nói lịch sự, hài hước và vô duyên chỉ cách nhau một đường ranh giới mỏng manh
Nhiều người thường tự cho mình sống thẳng thắn, có gì nói đó. Thế nhưng một khi đã làm tổn thương người khác và động chạm đến những điều cấm kỵ thì đó không phải là thẳng thắn, mà chính là vô duyên, EQ thấp và không biết đối nhân xử thế.
Người xưa có câu: “Bệnh tật từ miệng vào, họa từ miệng mà ra”.
Nếu không suy nghĩ hoặc cân nhắc trước khi nói thì những lời sau đó có thể dễ dàng xúc phạm người khác.
Người có tài ăn nói, biết cách chinh phục nhân tâm, xem như đã bước một chân vào cánh cửa thành công.
3. Đừng “moi hết tâm can” cho người khác
Khi tin tưởng một ai đó mà không đề phòng, cuối cùng sẽ chỉ có hai kết quả: Một, tìm được tri kỷ đúng nghĩa; hai, một bài học cuộc sống.
Thật chua chát rằng, tình huống sau có nhiều khả năng xảy ra hơn.
Sống là phải cho đi sự chân thành, nhưng đừng “moi hết tâm can” của mình, cho đi tất cả. Mỗi người một cuộc sống, ai cũng nên có sự riêng tư thuộc về mình, những câu chuyện không nên nói ra.
Tìm được tri kỷ hay quý nhân quả thực là điều may mắn. Nhưng hãy dung dị với mọi kết cục. Đừng bao giờ nghĩ rằng bản thân thật sự quan trọng hoặc chiếm vị trí cao trong lòng người khác, nếu không bạn sẽ rất tổn thương và thất vọng.
4. Nếu có thể tự giải quyết thì đừng làm phiền người khác
Nếu có thể bỏ tiền ra để giải quyết vấn đề thì đừng sử dụng ân huệ; nếu có thể dành thời gian và sức lực để xử lý mọi chuyện thì hãy tự mình tìm cách.
Có mâu thuẫn mới hiểu nhau, có giúp đỡ qua lại thì đôi bên mới bền vững. Nhưng phải có ranh giới và ý thức cân đối, không ai thích bị người khác làm phiền, mỗi người trưởng thành đều có cuộc sống riêng.
5. Đừng coi thường hay bắt nạt người khác, hãy tập sống tử tế
Sống ở đời, đừng coi thường người khác hoặc thậm chí bắt nạt họ chỉ vì họ có vẻ yếu đuối, dễ dãi hoặc tự cho rằng bản thân vượt trội hơn ở phương diện nào đó.
Kinh qua đủ thứ trong xã hội ngoài kia, có lẽ nhiều người tự nhủ với mình rằng phải thật mạnh mẽ, đôi khi phải vô tình một chút mới dễ dàng thành công và sống tốt. Điều này hoàn toàn đúng vì “người không vì mình thì trời tru đất diệt”. Tuy nhiên, ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải giữ được chữ “Thiện” trong tâm. Không vượt quá giới hạn đạo đức, không đi ngược lại luân lý làm người.
Phụ nữ số