MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 giai đoạn đầu của cuộc đời ai cũng phải trải qua sau để bình tâm hơn trước cuộc sống

22-10-2016 - 08:31 AM | Sống

Theo một nghiên cứu của các nhà tâm, sinh lí học, cứ bảy năm thân thể, tâm trí của con người sẽ trải qua khủng hoảng và thay đổi giống như đổi mùa.

Theo bạn, con người có bao nhiêu giai đoạn của cuộc đời. Chắc hẳn chúng ta đều nghĩ rằng đời người có bốn giai đoạn: thơ ấu – thiếu niên – trưởng thành – già lão. Nhưng theo một nghiên cứu của các nhà tâm, sinh lí học, cứ bảy năm thân thể, tâm trí của con người sẽ trải qua khủng hoảng và thay đổi hay được đổi mới hoàn toàn điều đó giống như đổi mùa. Giả sử đời người sống được bảy mươi năm thì chúng ta có đến mười giai đoạn hoàn chỉnh.

Vậy các giai đoạn đó diễn ra như thế nào? Chúng ta hãy cùng nghiên cứu mười giai đoạn của đời người được các nhà tâm sinh lý học đúc kết để có thể hiểu được diễn biến tâm sinh lý nội tại trong chính con người bạn. Khi hiểu được sâu sắc điều này, chính bạn có thể khắc phục những điểm yếu của từng giai đoạn và phát triển vượt bậc khi nắm bắt những điểm tốt của giai đoạn đó.

1. Bảy năm đầu đời

Trong 7 năm đầu tiên đứa trẻ coi mình là trung tâm, cứ dường như nó là trung tâm của toàn thể thế giới. Toàn thể gia đình xoay quanh nó. Bất kì cái gì nó cần, họ đều hoàn thành ngay lập tức, bằng không nó sẽ nổi cơn tam bành, giận dữ, cuồng nộ. Nó sống như hoàng đế, hoàng đế thực thụ - mẹ, bố, mọi người phục vụ, và cả gia đình chỉ tồn tại vì nó. Và tất nhiên nó nghĩ cùng điều đó cũng đúng cho thế giới rộng hơn. Mặt trăng lên vì nó, mặt trời lên vì nó, mùa vụ đổi vì nó. Đứa trẻ trong bẩy năm vẫn còn tuyệt đối bản ngã, lấy mình làm trung tâm. Nếu bạn hỏi các nhà tâm lí, họ sẽ nói đứa trẻ trong bẩy năm vẫn còn tự thoả mãn, thoả mãn cho chính mình. Nó không cần cái gì khác, không cần ai khác. Nó cảm thấy đầy đủ.

2. Bảy năm tiếp theo

Sau bẩy năm - một đột phá. Đứa trẻ không còn lấy mình làm trung tâm nữa, nó trở thành lệch tâm, theo đúng nghĩa. L ệch tâm - từ này có nghĩa là "đi ra ngoài trung tâm." Nó đi tới người khác. Người khác trở thành hiện tượng quan trọng - bạn bè, kéo bè kéo cánh... Bây giờ nó không còn quan tâm nhiều tới bản thân mình nữa, nó quan tâm tới người khác, thế giới lớn hơn. Nó đi vào cuộc phiêu lưu để biết "người khác" này là ai. Cuộc truy tìm bắt đầu. Sau bẩy năm đứa trẻ trở thành người hay hỏi. Nó hỏi về mọi thứ. Nó luôn hoài nghi. Nó hỏi cả triệu câu hỏi. Nó bắt đầu trở nên ngày một triết lí hơn - truy tìm, hoài nghi, nó cứ khăng khăng đi vào mọi thứ.

3. Giai đoạn 3

Sau 14 tuổi cánh cửa thứ ba mở ra. Sau tuổi 14 con trai không còn quan tâm tới con trai và con gái cũng tương tự. Những mối quan hệ đồng giới, khám phá thú vị trước đây không còn hấp dẫn. Giai đoạn tâm lý tuổi mới lớn này con người thường quan tâm nhiều đến giới khác.

4. Tuổi 21

Nếu mọi sự xảy ra bình thường, và đứa trẻ không bị xã hội bó buộc phải làm điều gì đó không tự nhiên – đến tuổi hai mươi mốt đứa trẻ trở nên quan tâm tới tham vọng hoài bão nhiều hơn tình yêu. Nó muốn xe Rolls Royce, biệt thự lớn. Nó muốn là người thành công, một Rockfeller, một thủ tướng. Tham vọng trở thành nổi bật, ham muốn về tương lai, được thành công, cách hoàn thành, cách đi vào cuộc tranh đấu là toàn bộ mối quan tâm của nó. Bây giờ nó không chỉ đi vào thế giới tự nhiên, nó đang đi vào thế giới con người. Bây giờ nó đi vào thế giới của sự điên khùng. Toàn thể bản thể của nó đều hướng tới tiền bạc, quyền lực, danh tiếng.

5. Giai đoạn 28 đến 35

Qua đi tuổi trẻ bồng bột, tuổi 28 con người không còn cố gắng đi vào trong cuộc sống phiêu lưu theo bất kì cách nào. Từ 21 tuổi tới 28 tuổi người ta sống trong phiêu lưu, đến tuổi 28 người ta trở nên tỉnh táo hơn rằng tất cả các ham muốn không thể hoàn thành hết. Có nhiều hiểu biết hơn rằng nhiều ham muốn là không thể được. Nếu bạn khác người bạn có thể cứ theo đuổi chúng, nhưng những người thông minh lại đi vào một cánh cửa khác khi đến tuổi 28. Họ trở nên quan tâm đến an ninh và tiện nghi, ít phiêu lưu và tham vọng hơn. Họ bắt đầu lắng đọng, Tuổi 28 là chỗ hết cho thời lập dị chống lại xã hội.

Theo Yên Nhiên

Trí thức trẻ/CafeBiz

Trở lên trên