5 hành vi của cha mẹ làm giảm IQ của con khi còn nhỏ
Những hành vi này ảnh hưởng rất nhiều tới não bộ của trẻ nhưng nhiều cha mẹ không biết.
- 14-04-2023Cô dâu Phú Thọ được bố mẹ chồng tổ chức hôn lễ thổn thức: ‘Con trai vui sướng khi giờ có bố, còn tôi hạnh phúc vì có tới tận 2 nhà ruột thịt’
- 14-04-2023"Cha đẻ" iPod từng bầm dập suốt 10 năm khuyên người trẻ: Thất bại duy nhất là không hành động
- 14-04-2023Ngôi trường ở TP.HCM năm nào cũng có điểm chuẩn thuộc top đầu
- 14-04-2023Nhận cuộc gọi của ngân hàng, người đàn ông ngớ người khi biết vừa mất 1,2 tỷ do một nguyên nhân không ngờ
- 14-04-2023Taxi Xanh SM của ông Phạm Nhật Vượng vừa ra mắt chưa đầy 24h, phản ứng của người dùng: “Tiền nào của nấy”
Cha mẹ nào cũng mong con mình có IQ cao, nhưng trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là lúc trẻ còn nhỏ họ lại vô tình có một số hành vi gây ảnh hưởng xấu tới trí thông minh của trẻ. Dưới đây là 5 hành vi cha mẹ nên lưu ý.
5 hành vi của cha mẹ làm giảm IQ của con
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ càng cần chú ý tới những hành vi này nếu không ân hận trong tương lai.
1. Ít giao tiếp với con
Khi con còn nhỏ, nhiều cha mẹ vừa bế con vừa dùng điện thoại, rất ít giao tiếp cơ thể và bằng mắt với con mình. Thậm chí có người cho rằng, bé còn nhỏ chưa biết nói chuyện nên không cần thiết phải giao tiếp.
Tuy nhiên, từ 0 tới 3 tuổi là giai đoạn mà não bộ của trẻ phát triển rất nhanh, mỗi lời cha mẹ nói ra đều tác động tới việc thiết lập các kết nối nơ-ron thần kinh trong não. Đặc biệt, mỗi khi cha mẹ giao tiếp bằng mắt hay chạm vào cơ thể của con mình, tuyến yên sẽ tiết ra oxytocin khiến bé cảm thấy rất dễ chịu.
Lúc này, cha mẹ càng tạo cảm giác an toàn thì khoảng cách giữa con và người khác càng gần. Khi bé lớn dần, chúng có thể dễ dàng kết bạn, hòa đồng với mọi người.
2. Ít đưa con ra ngoài chơi
Trẻ sơ sinh phát triển 5 giác quan nhờ sự gắn bó với cha mẹ và kích thích từ bên ngoài, từ đó hoàn thiện mạng lưới não bộ.
3 năm đầu đời của trẻ là giai đoạn đỉnh cao của sự liên kết giữa các nơ-ron thần kinh trong não bộ. Não bộ cần rất nhiều các kích thích từ 5 giác quan để phát triển toàn diện.
Nếu cha mẹ lười biếng không đưa con mình ra ngoài chơi, trẻ sẽ ít có cơ hội trải nghiệm những điều mới lạ, khiến não bộ không được kích thích đầy đủ. Trẻ cần được khám phá thế giới xung quanh để phát triển não bộ.
3. Cãi vã trước mặt con
Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy: "3,2% trẻ em thường xuyên chứng kiến cha mẹ cãi vã và 19,8% trẻ em thường xuyên bị bạo hành bằng lời nói bị teo não".
Một số người cho rằng, đứa bé còn quá nhỏ để hiểu bất cứ điều gì. Trên thực tế, bé rất nhạy cảm với môi trường và nét mặt của cha mẹ. Chúng có thể phán đoán những gì xảy ra từ giọng nói, không khí ngột ngạt, biểu cảm của cha mẹ mình.
Những cuộc cãi vã của cha mẹ sẽ kích hoạt não của bé giải phóng adrenaline và cortisol, khiến chúng cũng có những căng thẳng tương tự.
Những đứa trẻ lớn lên dưới một mái nhà có cha mẹ thường xuyên cãi vã thường có tính cách nóng nảy. Điều này có thể cho thấy rằng, những cuộc cãi vã kéo dài của cha mẹ sẽ khiến con mình ngày càng ngốc ngếch hơn, bởi đứa trẻ sẽ luôn bất an, không biết yêu thương mình và người khác.
4. Cho con sử dụng điện thoại
Để trấn an trong trường hợp con khóc lóc kéo dài, hoặc cần con ngồi yên lặng một chỗ để mình có thể làm việc, nhiều bậc cha mẹ chọn cách cho con sử dụng điện thoại từ sớm. Thậm chí, họ còn xem điện thoại giống như "một người trông trẻ".
Trong khi đó, bức xạ điện thoại di động phát ra có thể làm rối loạn mạng lưới thần kinh, giảm hiệu quả xử lý thông tin và cản trở sự phát triển của não bộ.
Não cần sự nuôi dưỡng từ 5 giác quan như lời nói ấm áp của cha mẹ, ánh mắt dịu dàng và âm thanh tự nhiên để IQ và EQ được phát triển tốt nhất.
5. Cho con ăn thức ăn mềm trong thời gian dài
Một số cha mẹ lo con mình không nhai được thức ăn cứng nên thường cho con ăn thức ăn dạng mềm. Tuy nhiên, trên thực tế thức ăn dạng cứng có thể kích hoạt các vùng não khác nhau, từ đó tăng sự phát triển của não bộ.
Hoạt động nhai làm tăng lưu lượng máu lên não, đồng thời thông qua các giác quan sẽ truyền tới đại não nhiều thông tin, từ đó kích hoạt hệ thống cảm giác và vận động của não bộ.
Vì vậy, khi trẻ đã có thể ăn được thức ăn thô lúc 9 tháng tuổi, cha mẹ nên chuyển sang cho trẻ ăn thức ăn hơi cứng một chút, cắt chuối, táo, bơ... thành miếng lớn để tập nhai dần.
Phụ nữ Việt Nam