MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 khái niệm tài chính nhất định phải học trước tuổi 30 nếu không muốn cuộc đời bế tắc, túi lúc nào cũng cạn tiền

04-04-2023 - 21:29 PM | Lifestyle

5 khái niệm tài chính nhất định phải học trước tuổi 30 nếu không muốn cuộc đời bế tắc, túi lúc nào cũng cạn tiền

Nếu muốn có một nền tảng tài chính vững chắc trong tương lai thì bạn nên trau dồi những điều này càng sớm càng tốt.

Thời điểm để bạn nhận thấy khoảng cách với những người bạn đồng trang lứa đó chính là 10 năm kể từ ngày bước chân ra khỏi giảng đường đại học đến lúc bạn 30 tuổi.

Đó là quãng thời gian bạn trải qua hàng loạt các sự kiện quan trọng của cuộc đời như tốt nghiệp, tìm việc làm, tìm đối tượng hẹn hò rồi đi đến hôn nhân và sinh con,… Nhưng liệu bạn đã thật sự chuẩn bị tốt, biết cách nắm bắt thời gian tích lũy tài chính cho tương lai hay chưa?

Hãy xem ví dụ về hai người này để thấy rõ về thực trạng cuộc sống:

Anh A có mức thu nhập hằng tháng sau khi ra trường là 30 triệu đồng. Đây là thu nhập thuộc loại khá ở thành phố nơi anh sinh sống. Tuy nhiên sau khi lấy lương, anh A đã tiêu hết tiền vào các khoản mua sắm đồ xa xỉ, ăn uống vui chơi, trả nợ thẻ tín dụng,… Chi tiêu hằng tháng của anh A đều ở mức rất lớn, thậm chí là có tháng lương anh không đủ chi. Kết quả là khi 30 tuổi và muốn lập gia đình, anh nhận ra số tiền tiết kiệm tại ngân hàng thấp đến mức thảm thương.

Còn anh B mặc dù thu nhập hàng tháng chỉ khoảng 10 triệu đồng, nhưng anh biết tiết kiệm trong mọi khoản, từ ăn uống đến chi tiêu. Anh B không theo đuổi cuộc sống xa xỉ mà nên mỗi tháng anh đều tích cóp được một khoản nhỏ, từ 3 - 4 triệu đồng. Anh mang tiền đi gửi ngân hàng và còn đầu tư vào một số các quỹ, cổ phiếu,… Theo thời gian, giá trị tài sản của anh tăng lên đáng kể và trước năm 30 tuổi, anh đã có nền tảng tài chính ổn định.

5 khái niệm tài chính nhất định phải học trước tuổi 30 nếu không muốn cuộc đời bế tắc, túi lúc nào cũng cạn tiền - Ảnh 1.

Từ 2 ví dụ trên, không khó để nhận thấy sự khác biệt trong việc quản lý tài chính. Bên cạnh mức thu nhập ổn định hằng tháng, bạn nên học cách tiết kiệm và đầu tư đúng chỗ để nhân đôi tài sản trong tương lai.

Biết cách quản lý tiền bạc sẽ giúp tài sản tăng giá trị từng ngày. Và khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp, cần tiền gấp bạn vẫn có một khoản tiền để chi trả.

Vẫn có rất nhiều người cho rằng việc quản lý tài chính là quá xa xỉ với mức thu nhập của họ, đây chỉ là cách để những người giàu có tiêu khiển. Tuy nhiên thực tế, việc bạn quản lý tiền và bạn có tiền gắn bó chặt chẽ với nhau. Bạn sẽ không bao giờ có tiền nếu không biết quản lý khoa học.

Nếu bạn đang loay hoay trước vấn đề này thì hãy tham khảo 5 khái niệm quản lý tài chính dưới đây để tiến gần với sự giàu có hơn.

1. Không tiêu tiền bừa bãi 

Đây là bước đầu tiên vô cùng quan trọng trong quản lý tài chính mà bạn phải biết. Nghe thì đơn giản nhưng việc không tiêu tiền bừa bãi chính là yếu điểm của nhiều người. Đặc biệt là những người mới đi làm, vừa bước chân vào xã hội sẽ rất khó kiểm soát được ham muốn tiêu sài tiền bạc của mình.

Nhiều người mới đi làm có thể giành nửa tiền lương của mình cho việc mua sắm và đi chơi với bạn bè. Bởi suy nghĩ của họ lúc ấy rất đơn giản tiền kiếm ra là để tiêu.

Tuy nhiên, tâm lý có tiền thì thoải mái tiêu đang dần rút cạn tương lai của nhiều người. Và để tương lai không lâm vào tình cảnh khó, bạn nên tính toán phương thức tiêu xài, có kế hoạch chi tiêu thích hợp.

Đầu tháng, bạn nên phân bổ các chi tiêu sao cho hợp lý với cuộc sống, giải trí, khoản nào cần tiết kiệm, khoản nào mang đi đầu tư,… Và hãy cố gắng đừng để quá ngân sách. Trước khi tiêu tiền, hãy nghĩ kỹ xem món đồ đó có thực sự cần thiết hay không.

Việc đặt mục tiêu và ra giới hạn chi tiêu sẽ giúp bạn hạn chế thói quen tiêu xài hoang phí. Hơn nữa, nó không gây ảnh hưởng tới mức sống mà còn giúp bạn dư ra một khoản tiết kiệm.

5 khái niệm tài chính nhất định phải học trước tuổi 30 nếu không muốn cuộc đời bế tắc, túi lúc nào cũng cạn tiền - Ảnh 2.

Bạn cần phân bổ thu nhập thành các quỹ nhỏ để tránh tiêu xài hoang phí

2. Tăng nguồn thu nhập 

Ngoài việc không tiêu tiền một cách bừa bãi, bạn cũng nên nghĩ cách mở rộng nguồn thu nhập cho bản thân. Bởi số tiền bạn tiết kiệm là hữu hạn nhưng số tiền có thể kiếm thì vô hạn. Vì vậy hãy chăm chỉ làm việc để có nguồn thu nhập tốt.

Bên cạnh đó, bạn cần không ngừng trau đồi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, mở rộng học hỏi điều mới để tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc, tăng nguồn thu nhập.

Bên cạnh công việc chính, bạn cũng có thể kiếm tiền từ các ngành tay trái như viết lách, sáng tạo nội dung, chỉnh sửa video,… Bởi chúng ta đang sống ở xã hội phát triển, việc kiếm tiền thật sự không quá khó.

Ngoài ra, bạn đừng quên dành thời gian học tập và phát triển bản thân. Bạn cũng nên đọc sách nhiều hơn, dù việc đọc sách không giúp bạn tạo ra tài chính. Nhưng tích lũy kiến thức qua sách sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều, tư duy logic, cải thiện năng lực cá nhân và từ đó cơ hội thăng tiến, tăng lương sẽ đến với bạn một cách tự nhiên.

3. Luôn dự phòng một quỹ khẩn cấp 

Xã hội luôn có những biến động không ngờ, và bạn nên sớm nhận thấy tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền để quản lý tài chính hiệu quả. Có tiền gửi ngân hàng sẽ thành điểm tựa cho bạn.

Để có thể đối phó với những rủi ro trong tương lai, bạn hãy chuẩn bị trước một khoản quỹ dự phòng và gửi tiết kiệm để bảo vệ chính mình khi gặp rủi ro.

Bạn có thể tiết kiệm tiền hàng ngày, hàng tháng với cách xây dựng các quỹ khẩn cấp hoặc đầu tư vào các sản phẩm có tính thanh khoản cao.

Bên cạnh đó, việc chuẩn bị một quỹ khẩn cấp là bài toán đòi hỏi sự kiên trì. Nhưng hãy cố gắng thực hiện, vì nó sẽ là chỗ dựa vững chắc cho tương lai của bạn.

5 khái niệm tài chính nhất định phải học trước tuổi 30 nếu không muốn cuộc đời bế tắc, túi lúc nào cũng cạn tiền - Ảnh 3.

Hãy chuẩn bị quỹ khẩn cấp để phòng ngừa rủi ro

4. Mua bảo hiểm

Thực tế, quỹ dự phòng chỉ là một loại phòng ngừa rủi ro rất nhỏ cho bạn. Nếu chẳng may, bạn gặp tai nạn hay bị bệnh nặng thì các quỹ này không có mấy tác dụng, nó chỉ như những giọt nước trong thùng.

Vì vậy, để đề phòng các trường hợp bất trắc, bạn nên lập kế hoạch mua bảo hiểm để đảm bảo an toàn. Bạn có thể bắt đầu kế hoạch với bảo hiểm y tế cơ bản. Loại bảo hiểm này sẽ giúp bạn chi trả khi gặp trường hợp ốm đau phải nhập viện.

Bạn nên có cho mình một kế hoạch bảo hiểm trước năm 30 tuổi. Chi phí bảo hiểm tương đối rẻ nhưng có thể hỗ trợ bạn rất nhiều trong những tình huống bất ngờ để không ảnh hưởng tới cuộc sống và tình tình tài chính của bạn.

5. Học cách đầu tư tài chính

Tại sao bạn cần học cách đầu tư tài chính? Đó là bởi lãi suất gửi ngân hàng luôn ở mức thấp ảnh hưởng tới quá trình tích luỹ tài sản của bạn. Trong khi đó, sự tăng lên của tài sản đang có dấu hiệu co lại do lạm phát tăng cao, tốc độ nhận lãi tiết kiệm của bạn không kịp với tốc độ tăng giá của cuộc sống.

Vì vậy, hãy trau dồi kinh nghiệm, cố gắng kiếm tiền, đầu tư và quản lý tài chính để kiếm lợi cao hơn, chống lại áp lực lạm phát.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý lựa chọn lĩnh vực đầu tư sao cho phù hợp với kinh nghiệm và khả năng chấp nhận rủi ro. Nếu bạn ít kinh nghiệm, rủi ro thấp thì bạn nên chọn các sản phẩm ổn định có tính thanh khoản tốt hơn là việc đầu tư chứng khoán, cổ phiếu,… Còn nếu đã có nhiều kinh nghiệm và chấp nhận được rủi ro thì hãy theo sát thị trường và đầu tư cố định vào cổ phiếu trong nước.

Quản lý tài chính rất quan trọng với tất cả mọi người. Không ai trong chúng ta sinh ra đã có kỹ năng quản lý tài chính . Vậy nên bạn hãy cố gắng nắm bắt cơ hội, trau dồi thật tốt các khái niệm quản lý tài chính để vận dụng vào cuộc sống và từ từ nâng cao giá trị tài sản bản thân.

Theo Ứng Hà Chi

Thể thao & văn hóa

Trở lên trên