MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 mẹo khi ăn cá giúp giữ được nhiều dinh dưỡng, tránh rước “mầm bệnh” vào người

08-12-2024 - 08:37 AM | Sống

Hãy nhớ 5 mẹo “nhỏ mà có võ” dưới đây khi ăn cá để nhận về nhiều dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho bạn cũng như cả gia đình nhé!

Cá là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời và thực phẩm mang lại nhiều loại ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cách chế biến và kết hợp thực phẩm không phù hợp có thể làm mất đi giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây hại sức khỏe. Dưới đây là 5 mẹo ăn cá hiệu quả để giữ được nhiều dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe:

1. Nên chọn cá theo mùa

5 mẹo khi ăn cá giúp giữ được nhiều dinh dưỡng, tránh rước “mầm bệnh” vào người- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chọn cá theo đúng mùa giúp bạn thưởng thức những loại cá tươi ngon, giàu dinh dưỡng và giá cả hợp lý. Mùa vụ cá cũng ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng trong cá, như omega-3, vitamin, giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh.

Ngoài ra, cá theo mùa thường ít bị nhiễm bệnh và chất độc hơn, vì chúng được nuôi trong môi trường tự nhiên, ít bị phụ thuộc vào chất bảo quản. Điều này giúp đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

2. Không chiên cá ở nhiệt độ quá cao, ăn cá cháy

Nhiệt độ cao khi chiên có thể tạo ra các hợp chất độc hại như acrylamide và PAHs (polycyclic aromatic hydrocarbons), làm tăng nguy cơ ung thư. Để hạn chế, không nên chiên cá ở nhiệt độ quá cao, và hãy thay dầu khi thấy dầu bắt đầu cháy.

Đặc biệt, nếu cá đã bị cháy, nhất là do chiên rán hoặc nướng thì không nên ăn. khi cá bị cháy, không chỉ mất đi dinh dưỡng mà còn dễ gây bệnh tật. Do các chất đạm và mỡ trong cá có thể tạo ra chất gây ung thư như acrylamide và benzopyrene. Những chất này tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa và gan.

5 mẹo khi ăn cá giúp giữ được nhiều dinh dưỡng, tránh rước “mầm bệnh” vào người- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

3. Không ăn cá sống, chưa chín kỹ

Cá sống dưới nước dễ nhiễm độc tố, vi sinh vật như sán lá gan, sán dây, giun đầu móc hay vi khuẩn listeria. Ăn cá chưa chín kỹ có thể gây ngộ độc cấp tính, tích lũy chất độc lâu dài và dẫn đến các bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến nội tạng, não bộ, thậm chí tính mạng.

Vì vậy, nên tránh các món cá sống, tái như gỏi cá, sashimi, lẩu cá. Nếu muốn ăn, cần chọn cá từ nguồn đáng tin cậy, đông lạnh đúng chuẩn, chế biến hợp vệ sinh, ăn lượng vừa phải và không thường xuyên.

4. Kiểm soát lượng muối khi chế biến cá

Kiểm soát muối khi chế biến cá rất quan trọng để bảo vệ dinh dưỡng và sức khỏe. Cá tươi chứa nhiều protein, omega-3 và vitamin, nhưng nếu chế biến với quá nhiều muối, các chất dinh dưỡng này sẽ bị giảm đi. Hơn nữa, ăn quá nhiều muối có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là gây tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thận.

Hạn chế ăn cá khô ướp muối là rất cần thiết. Cá khô chứa một lượng muối lớn, không chỉ làm mất đi giá trị dinh dưỡng mà còn có thể gây giữ nước, tăng huyết áp, và dẫn đến các vấn đề tim mạch, thận. Vì vậy, nên chế biến cá với lượng muối hợp lý và chọn cá tươi để duy trì sức khỏe tốt.

5. Tránh thực phẩm kỵ với cá

Một số thực phẩm không nên nấu hoặc ăn cùng cá để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Đầu tiên, cá và sữa không nên kết hợp vì protein trong cá và casein trong sữa có thể gây khó tiêu. Trái cây chua như cam, quýt cũng không tốt khi ăn với cá, vì axit có thể làm thay đổi cấu trúc protein, gây rối loạn tiêu hóa.

5 mẹo khi ăn cá giúp giữ được nhiều dinh dưỡng, tránh rước “mầm bệnh” vào người- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, các loại rau như rau cải, rau muống cũng không nên ăn chung với cá. Những loại rau này chứa nhiều acid oxalic, có thể kết hợp với canxi trong cá và tạo ra các hợp chất khó hấp thụ, ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Một số trường hợp còn có thể gây khó tiêu, cản trở hấp thụ dinh dưỡng.

Nguồn và ảnh: Health UDN, Daily Mail

Theo Ngọc Ái

Đời Sống Pháp Luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên