5 nguyên tắc rèn luyện kỹ năng LẮNG NGHE trong giao tiếp: Không cần "khéo ăn khéo nói" vẫn thành công mỹ mãn
Kỹ năng lắng nghe được xem là nghệ thuật trong giao tiếp không chỉ ở những cuộc trao đổi quan trọng mà còn đóng vai trò không thể hiếu trong giao tiếp hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu kỹ năng lắng nghe là gì?
Lắng nghe, một điều tưởng chừng vô cùng rất đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Thông thường, mọi người sẽ cố kể ra những điều suy nghĩ trong lòng nhưng ít ai lại ngồi nghe và thấu hiểu từng cảm xúc qua lời kể, biểu cảm của đối phương.
Trong chuyện tình cảm, lắng nghe giúp người bạn khác giới cảm thấy được tôn trọng và cả hai sẽ có sự đồng cảm, dễ gần nhau hơn. Trong công việc, nếu bạn chỉ biết nói mà không có kỹ năng lắng nghe thì cũng khó có thể thành công.
Kỹ năng lắng nghe là gì?
Lắng nghe là khi chúng ta chú ý đến lời nói của người khác để vừa có được thông tin vừa có thể hiểu, cảm nhận một cách sâu sắc hơn.
Kỹ năng lắng nghe khác hoàn toàn với nghe. Hành động nghe chỉ là một bản năng của con người, mang tính chất thụ động. Trong khi đó, lắng nghe trong giao tiếp là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự tập trung cao độ, có thể tương tác lại với người nói.
Thấu hiểu kỹ năng lắng nghe để đạt thành công trong giao tiếp
Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe
- Một người biết cách lắng nghe trong giao tiếp cũng đồng nghĩa với việc biết cách đàm phán, giải quyết vấn đề dễ dàng hơn
- Lắng nghe thể hiện sự tôn trọng người đối diện, đặc biệt là đối tác công việc. Tạo ra không khí thẳng thắn, không vòng vo, đáng tin cậy
- Kỹ năng lắng nghe giúp rèn luyện khả năng tập trung
- Lắng nghe thể hiện sự cầu thị
5 nguyên tắc vàng rèn luyện kỹ năng lắng nghe
Như đã nói, lắng nghe khác với nghe. Đây không phải là bản năng mà là cả một nghệ thuật giao tiếp nên cần có sự rèn luyện trong thời gian dài.
1. Tập trung và chủ động
Tập trung trong cuộc trò chuyện sẽ giúp bạn hiểu nhanh và rõ ràng nhất đối phương đang nói gì. Lúc này, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc trả lời hay đưa ra lời khuyên đúng nhất. Song, tập trung không có nghĩa là im lặng, sẽ thật tệ nếu bạn không nói bất cứ câu gì và khiến không khí trầm xuống. Do đó, bạn nên thỉnh thoảng chủ động hỏi chuyện như một cách gợi ý để đối phương tiếp tục câu chuyện, khiến họ tin rằng, bạn đang rất thích thú về điều họ đang nói.
Đừng thể hiện cái tôi trong kỹ năng lắng nghe
2. Tuyệt đối không ngắt lời
Chủ động hỏi chuyện hay tiếp lời khác hoàn toàn với việc ngắt lời. Đây là hành động khá mất lịch sự trong giao tiếp, thậm chí là vô duyên mà bạn tuyệt đối không được mắc phải.
3. Đừng thể hiện cái tôi
Một người có kỹ năng lắng nghe sẽ chẳng bao giờ thể hiện cái tôi của mình trong giao tiếp. Bởi những người này sẽ thường thể hiện sự áp đặt suy nghĩ của người khác, chỉ biết nói chứ không quan tâm đối phương đang nói cái gì hoặc có nghe mình hay không. Mặt khác, cũng đừng thể hiện ngôn ngữ cơ thể ám chỉ "tôi không muốn nghe bạn nói", đôi khi chỉ cần một cái nhướn mày, gương mặt chán nản cũng khiến cuộc đối thoại trở về con số 0.
4. Đặt câu hỏi đúng lúc và đúng cách
Người thông minh trong giao tiếp là người biết cách đặt câu hỏi và đặt câu hỏi đúng lúc. Đây là yếu tố quan trọng trong kỹ năng lắng nghe giúp cuộc giao tiếp thành công. Một số câu hỏi bạn có bắt đầu như "Thật vậy hả…", "Tớ thật không thể tin được mọi chuyện lại như vậy"...
Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong kỹ năng lắng nghe
5. Đưa ra ý kiến cá nhân và diễn giải đúng cách
Một chìa khóa vàng để thể hiện bạn là một người có kỹ năng lắng nghe đó là đưa ra các quan điểm cá nhân hay nói cách khác là có sự tương tác qua lại. Bạn hãy diễn đạt chúng thật rõ ràng để đối phương có thể hiểu được và nhận ra tầm quan trọng của nó.
Trong trường hợp không tiện nói ra thì hãy dùng ngôn ngữ cơ thể. Chẳng hạn, một người bạn đang chia sẻ chuyện buồn và khóc, lúc này mọi lời nói đều vô nghĩa. Hãy vỗ lưng an ủi hoặc nắm tay họ thật chặt.
Tổng hợp
Doanh nghiệp và tiếp thị