5 thói quen "âm thầm" phá hủy thận mà nhiều người thường phải mà không hay biết
VOV.VN - Thận là một cơ quan quan trọng, đảm nhiệm chức năng lọc máu và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra rằng những thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại lại đang âm thầm gây tổn thương cho thận.
- 31-07-2024Cơ thể xuất hiện 4 "đau" là "đèn đỏ" cảnh báo bệnh thận, nếu không có chứng tỏ sức khỏe thận vô cùng sung mãn!
- 30-07-2024Chấm điểm vận may 12 con giáp trong 7 ngày tới: Người may mắn gần tuyệt đối, người cần cẩn thận hơn về tài lộc
- 29-07-2024Quy tắc "10:2" giúp vua Càn Long sống thọ đến 89 tuổi: Dưỡng gan thận, trì hoãn lão hóa, tăng tuổi thọ hiệu quả
- 27-07-202445 tuổi phải nhập viện vì suy thận nặng, axit uric cao ngất, bài học là không làm 4 việc trước khi đi ngủ
Ăn quá nhiều thịt gây hại cho thận
Thịt chứa nhiều protein, khi tiêu thụ quá nhiều, thận phải làm việc vất vả hơn để lọc và loại bỏ các sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa protein, như urê và axit uric. Lâu dần, điều này có thể gây quá tải cho thận và làm suy giảm chức năng thận.
Đặc biệt, thịt đỏ chứa nhiều purine, khi chuyển hóa sẽ tạo ra axit uric. Nếu lượng axit uric trong máu quá cao, nó có thể kết tinh và tạo thành sỏi thận. Các nghiên cứu cũng từng chỉ ra rằng, những người ăn quá nhiều thịt đỏ có nguy cơ mắc bệnh thận mạn cao hơn so với những người ăn ít thịt đỏ.
Ăn quá nhiều muối
Chế độ ăn nhiều muối khiến thận phải làm việc quá sức để lọc và đào thải natri ra khỏi cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ cao huyết áp, sỏi thận và suy thận. Hãy hạn chế lượng muối tiêu thụ hàng ngày và tăng cường rau xanh, trái cây trong chế độ ăn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng muối tối đa mỗi người trưởng thành khỏe mạnh nên tiêu thụ mỗi ngày không nên quá 5g. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi) không nên ăn muối, trẻ từ 7-12 tháng tuổi ăn tối đa 1g muối mỗi ngày, trẻ từ 1-3 tuổi ăn tối đa 2g muối mỗi ngày, trẻ từ 4-6 tuổi ăn tối 3g muối mỗi ngày, trẻ từ 7-10 tuổi ăn tối đa 5g muối mỗi ngày, trẻ từ 11-13 tuổi ăn tối đa 6g muối mỗi ngày.
Uống không đủ nước gây hại cho thận
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thận lọc máu và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Khi bạn không uống đủ nước, lượng nước tiểu giảm và trở nên cô đặc hơn, khiến thận phải làm việc vất vả hơn để lọc các chất thải. Lâu dần, điều này có thể gây tổn thương cho thận và suy giảm chức năng thận.
Theo bác sĩ Anup Ramani đến từ bệnh viện Bệnh viện Saifee (Ấn Độ), người bình thường nên uống từ 6 đến 8 ly (khoảng 2 lít) nước mỗi ngày là hoàn hảo. Trong trường hợp đang bị sỏi thận hoặc đã từng mắc bệnh này trước đây thì bạn nên uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày.
Tuy nhiên, lượng nước chính xác mà một người cần còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ hoạt động, tình trạng sức khỏe cũng như khí hậu nơi bạn sinh sống. Vì vậy, cách để biết bạn có đủ nước hay không là theo dõi lượng nước tiểu của bạn.
Thường xuyên thức khuya
Chức năng thận được điều chỉnh bởi nhịp sinh học, đồng bộ với chu kỳ ngủ-thức. Thường xuyên thức khuya làm gián đoạn nhịp sinh học này, ảnh hưởng đến quá trình lọc và đào thải chất độc của thận, lâu dài có thể gây tổn thương thận bà tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về thận.
Thường xuyên thức khuya có thể dẫn đến thiếu ngủ, làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, gây co mạch và tăng huyết áp. Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương thận. Hãy tạo thói quen ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/ngày) và đi ngủ đúng giờ.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Một số loại thuốc giảm đau, đặc biệt là nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen, aspirin, có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, gây cản trở quá trình lọc máu và đào thải chất độc.
Một số loại thuốc giảm đau cũng có thể gây tổn thương trực tiếp đến các tế bào thận, dẫn đến viêm thận kẽ, hoại tử ống thận và suy giảm chức năng thận. Lạm dụng thuốc giảm đau có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, gây đau đớn và cản trở quá trình bài tiết nước tiểu.
VOV