5 vật dụng phổ biến này là "ổ chứa formaldehyde'': Sang xịn mịn nhưng gây ung thư, nhiều người không biết vẫn đang "nuôi" sát thủ ngay trong nhà
Formaldehyde hiện diện trong tất cả mọi ngôi nhà. Tủ quần áo, bàn ghế, thậm chí cả giường ngủ của bạn đều có thể là ổ chứa formaldehyde.
- 17-11-20212 vị trí ngứa ngáy là dấu hiệu đường huyết tăng cao, bệnh tiểu đường rình rập: Tuyệt đối đừng chủ quan!
- 16-11-2021Người Nhật ngủ ngon hơn, sống thọ hơn là nhờ mang loại "phụ kiện" này quanh năm, ngay cả khi ngủ: Cực tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng thích
- 15-11-2021"1 to, 1 bẩn và 2 hôi" là đặc điểm của đàn ông YỂU MỆNH: Sau 40 tuổi, có dù chỉ một cũng phải đi khám ngay mới mong kéo dài tuổi thọ
Formaldehyde là chất gây đột biến gen và gây ung thư rất nguy hiểm với sức khỏe con người. Tuy vậy nó vẫn đang ẩn náu ở nhiều nơi trong nhà mà bạn không thể đoán ra. Nếu tiếp xúc với hàm lượng formaldehyde vượt tiêu chuẩn trong một thời gian dài sẽ gây hại cho chức năng hô hấp, hệ thống nội tiết, tim mạch, thận...hậu quả rất khó lường. Vì vậy, bạn cần phải thật sự chú trọng đến việc bảo vệ không gian sống.
Dưới đây là 5 vật dụng luôn được coi là "báu vật" trong nhà nhưng có thể là ổ chứa formaldehyde bạn cần phải lưu ý. Hãy kiểm tra xem căn nhà của bạn có chứa những món đồ sau đây hay không.
1. Sản phẩm từ gỗ ép
Các loại bàn, ghế, tủ làm từ gỗ ép ẩn chứa rất nhiều chất formaldehyde. (Ảnh: Internet)
Các loại bàn, ghế, tủ làm từ gỗ ép ẩn chứa rất nhiều chất formaldehyde. Nguyên nhân là do lớp keo được sử dụng trong quá trình sản xuất các sản phẩm này đều có chứa chất gây ung thư này. Đặc biệt, nếu căn nhà của bạn luôn trong tình trạng nóng và ẩm, gỗ ép sẽ sản xuất formaldehyde nhiều hơn, rất nguy hiểm cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Mặc dù hầu hết các sản phẩm làm từ gỗ ép đều chứa formaldehyde, nhưng việc lựa chọn những sản phẩm có ít keo hơn có thể làm giảm hàm lượng formaldehyde ở một mức độ nhất định, đồng thời giảm tác hại của loại chất nguy hiểm này.
Nếu bạn lo lắng về lượng formaldehyde quá mức trong các đồ nội thất trong nhà, vậy thì hãy ưu tiên chọn sử dụng những sản phẩm đến những thương hiệu có uy tín. Đồ nội thất có chứa formaldehyde sẽ có mùi hăng nặng. Vì vậy, hãy mở cửa nhà thông thoáng, để nội thất tại những căn phòng thoáng gió một thời gian rồi mới bắt đầu sử dụng.
2. Xà phòng tắm, sữa tắm không rõ nguồn gốc
Nên mua các sản phẩm xà phòng, sữa tắm có nguồn gốc từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. (Ảnh: Internet)
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng formaldehyde có trong thành phần của một số loại xà phòng, sữa tắm. Điều này rất nguy hiểm bởi nếu bạn mua nhầm các sản phẩm này, nguy cơ nhiễm formaldehyde là rất cao do chúng ta đều dùng trực tiếp xà phòng tắm và sữa tắm lên bề mặt da.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất bạn nên mua các sản phẩm xà phòng, sữa tắm có nguồn gốc từ thiên nhiên và đến từ các thương hiệu uy tín.
3. Sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp là loại sàn dễ để lại chất formaldehyde nhất. (Ảnh:Internet)
Giống như các sản phẩm làm từ gỗ ép, keo cũng được sử dụng trong sản xuất sàn gỗ, hàm lượng càng cao thì nguy cơ nhiễm formaldehyde càng lớn. Đặc biệt là sàn gỗ công nghiệp có độ xử lý cao là loại sàn dễ để lại chất Formaldehyde nhất.
Vì vậy, khi lát sàn nhà, bạn nên chọn loại sàn sử dụng ít keo và thân thiện với môi trường hơn như sàn gỗ ghép thanh và và sàn gỗ đặc thay vì sàn gỗ công nghiệp.
Sau khi lát sàn, hàm lượng formaldehyde sẽ bay hơi theo thời gian nhưng trước khi biến mất chúng sẽ tạo ra mùi hăng hắc, vô cùng khó chịu. Vì vậy, để giảm lượng formaldehyde thải ra từ sàn gỗ, bạn nên mở cửa để không gian bên trong nhà được thông thoáng.
4. Rèm cửa
Rèm cửa dệt trong nhà cũng có thể là nơi trú ẩn của ‘’sát thủ’’ formaldehyde. Nếu bạn nghĩ rằng tấm rèm đơn giản chỉ là một mảnh vải, làm thế nào có thể giải phóng formaldehyde thì đó là một sai lầm lớn!
Khi làm rèm, để thành phẩm lên màu đẹp hơn thì trong quá trình in và nhuộm người ta sẽ pha thêm rất nhiều thuốc nhuộm, sau khi sản xuất hàng loạt, trên bề mặt có thể để lại formaldehyde.
Rèm cửa dệt trong nhà cũng có thể là nơi trú ẩn của ‘’sát thủ’’ formaldehyde. (Ảnh:Internet)
Bên cạnh đó, rèm cửa là vật dụng ít được vệ sinh nên sẽ hình thành "ổ chứa" formaldehyde do tích tụ bụi bẩn, khói thuốc, khói bếp mỗi ngày. Trường hợp tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến bệnh phổi, hen suyễn và thậm chí là ung thư, rất nguy hiểm.
Formaldehyde có thể được hòa tan trong nước, do vậy quá trình ngâm rửa, làm sạch sẽ làm giảm hàm lượng formaldehyde và giảm nguy cơ rủi ro. Vậy nên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình, bạn nên thường xuyên vệ sinh rèm cửa và tránh dùng những loại rèm có giá thành quá rẻ.
Ngoài ra, tất cả các loại đồ dệt trong nhà như ga trải giường, mền, ghế sofa vải,… cũng nên được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.
5. Nệm
Formaldehyde có trong nệm thường gây nguy hiểm cao hơn nhiều so với các đồ vật khác. (Ảnh: Internet)
Polyurethane, formaldehyde, và axit boric là một số hóa chất có thể được tìm thấy trong một tấm đệm thông thường. Đặc biệt ở những tấm nệm cũ, nệm kém chất lượng...hàm lượng formaldehyde sẽ nhiều hơn.
Formaldehyde có trong nệm thường gây nguy hiểm cao hơn nhiều so với các đồ vật khác bởi vì đây là thứ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người. Do đó mà mức độ tổn thương sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Tóm lại, khi trang trí ngôi nhà của bạn, hãy thận trọng trong việc lựa chọn đồ nội thất, tránh mua phải hàng kém chất lượng với giá rẻ. Mặc dù chúng ta không thể kiểm soát được hàm lượng formaldehyde có trong gia đình, nhưng ít nhất điều này cũng giúp làm giảm thiểu tác hại của loại chất nguy hiểm này lên sức khỏe của bạn và những người thân
(Theo toutiao)