MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 yếu tố kéo chỉ số VnIndex vượt ngưỡng 700 điểm sau 8 năm

Theo báo cáo phân tích mới nhất của SSI Retail Research tại Vietnam Chatbook, thị trường tài chính đang có những chỉ số tích cực khi VnIndex đã tăng vượt ngưỡng 700 điểm lần đầu tiên sau 8 năm.

Phân tích từ SSI Retail Research chỉ số VnIndex tăng vượt ngưỡng 700 điểm nhờ có nhiều yếu tố hỗ trợ thị trường. Trong đó có 5 yếu tố chính như diễn biến tích cực của TTCK Mỹ sau Donald Trump nhậm chức, nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng, lãi suất tiền đồng có xu hướng giảm, mùa công bố kết quả kinh doanh với nhiều doanh nghiệp có tăng trưởng cao và các tin tức hỗ trợ như giá dầu, chính sách nới room.

Thanh khoản của thị trường cũng tăng mạnh lên trung bình 2.9 nghìn tỷ/ngày trên sàn HSX so với trung bình của năm 2016 là 2 nghìn tỷ/ngày.

Bộ phận phân tích của SSI cho hay, nếu nhìn vào các cổ phiếu có đóng góp lớn cho VNIndex một điều dễ thấy là bên cạnh 4 cổ phiếu mới lên sàn (ROS, SAB, NVL và VJC) có 3 cổ phiếu ngân hàng lớn là CTG, VCB và BID.

Các cổ phiếu ngân hàng tăng giá sau một thời gian dài trầm lắng nhờ thông tin nới room (dù không chính thức). Định giá của VNIndex tăng lại lên mức cao, PE16.6, tương đương với các nước trong khu vực.

Trên thị trường trái phiếu, Kho bạc Nhà nước đã có những phiên phát hành khá thành công. Với tổng khối lượng gọi thầu 36.900 tỷ trái phiếu, tỷ lệ đăng ký dự thầu cao đạt 230% khối lượng chào thầu, Kho bạc Nhà nước phát hành được 26.609 tỷ, đạt tỷ lệ 72%, hoàn thành 14,5% kế hoạch cả năm. Kỳ hạn phát hành trung bình là 11 năm, tăng khá so với cả năm 2016 là 8,7 năm. Lãi suất trúng thầu giảm đáng kể so với cuối năm 2016, với mức giảm từ 11bps-26bps với tất cả các kỳ hạn.

Theo kế hoạch của Kho bạc Nhà nước, tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ dự kiến phát hành trong năm 2017 giảm mạnh xuống 183 nghìn tỷ, chỉ bằng 65% năm 2016. Mặc dù chưa bao gồm khối lượng phát hành cho Bảo hiểm xã hội, kế hoạch này là khá thấp. Một mặt, kế hoạch huy động vốn thấp cùng với ẩn số BHXH có thể giúp Kho bạc Nhà nước dễ dàng phát hành trái phiếu với lãi suất tốt hơn.

Mặt khác, kế hoạch này thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong việc kiểm soát chi tiêu trong bối cảnh nợ công cao. Thị trường trái phiếu thứ cấp cũng giao dịch sôi nổi với tổng giá trị giao dịch 244,9 nghìn tỷ, gấp 2 lần cùng kỳ năm 2016, giao dịch đặc biệt tăng mạnh kể từ sau Tết.

Khối ngoại tiếp tục đóng vai trò hỗ trợ thị trường với 4.035 tỷ mua ròng trong 2 tháng. Giao dịch hứng khởi giúp lợi suất trái phiếu giảm ở tất cả các kỳ hạn, với mức giảm từ 45bps-56bps ở các kỳ hạn ngắn dưới 5 năm, và giảm nhẹ với các kỳ hạn 10, 15 năm.

Tín dụng tăng

Theo SSI, hai tháng đầu năm là thời gian thị trường tiền tệ có nhiều biến động do nhu cầu thanh toán tăng cao dịp cuối năm âm lịch. Lãi suất liên ngân hàng giữ ở mức cao. NHNN đã chủ động bơm tiền vào hệ thống thông qua nghiệp vụ thị trường mở ngay từ đầu tháng 1, lượng tiền tăng và đạt mức cao nhất là 254 nghìn tỷ, cao hơn dịp Tết 2016 là 246 nghìn tỷ. Tuy nhiên, bộ phận phân tích của SSI cho rằng đây là yếu tố mùa vụ và khó phản ánh tình hình thanh khoản thực tế của hệ thống.

Theo ghi nhận của SSI, lãi suất huy động trên thị trường tăng nhẹ sau Tết nhưng đã ổn định trở lại và giảm nhẹ so với cuối năm 2016. Căng thẳng trong ngắn hạn qua đi, thanh khoản trở lại trạng thái dư thừa. Tuy nhiên, trạng thái dư thừa này có thể duy trì không lâu khi tín dụng có dấu hiệu tăng nhanh ngay từ đầu năm.

Theo báo cáo của Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia, tín dụng đã tăng 1,6% trong tháng 1, cao hơn cùng kỳ năm 2016 là 0,76%, đây cũng là mức cao nhất trong 5 năm gần đây. Trong khi đó, huy động giảm 1,6%, giảm mạnh hơn năm 2016 là 0,71%, khiến tỷ lệ tín dụng/huy động của hệ thống tăng từ 87,7% lên 88,2%. Nếu tín dụng tiếp tục tăng nhanh hơn huy động trong những tháng tới thì thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ giảm và lãi suất khó có thể giữ ở mức thấp. Tỷ giá tiếp tục hạ nhiệt vào đầu năm 2017.

Trên thị trường thế giới, chỉ số Dollar Index đã giảm -2,7 điểm trong tháng 1, giúp tỷ giá USD trong nước giảm -160đ trên thị trường chính thức và -200đ trên thị trường tự do. Diễn biến tỷ giá tháng 2 lại chứng kiến biến động trái chiều của hai thị trường này. Tỷ giá chính thức tăng +175đ do nhập siêu tăng lên 2 tỷ USD trong tháng 2 khiến cầu ngoại tệ tăng mạnh.

Trong khi đó, tỷ giá tự do sau khi bật tăng nhẹ vào dịp Tết đã nhanh chóng giảm trở lại, 110đ so với cuối tháng 1.

Theo SSI nhận định tình hình cung cầu trên thị trường ngoại hối vẫn khá ổn định bởi thị trường tự do thường phản ứng nhanh hơn khi cung cầu ngoại tệ có biến động.

Quy mô dự trữ ngoại hối hiện được cho vào khoảng trên 41 tỷ USD, tương đương 12 tuần nhập khẩu là mức an toàn tối thiểu IMF đưa ra đối với dự trữ ngoại hối. NHNN đã chủ động điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng 73đ, tương đương 0,33% so với cuối năm 2016.

Theo Hải Minh

NDH

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên