6 loại thực phẩm khiến đường huyết 'lên xuống thất thường' nhất định phải 'kiêng kỵ', người bị tiểu đường hãy tỉnh táo mà từ bỏ ngay
Ăn những loại thực phẩm này sẽ khiến các triệu chứng của tiểu đường không những không thuyên giảm mà còn có thể dẫn tới tổn thương và suy tạng.
- 22-11-2021Kiểm soát đường huyết không ngờ lại dễ đến thế: Bác sĩ chỉ ra 3 KHÔNG ĂN, 2 KHÔNG LÀM mà ai cũng có thể áp dụng
- 20-11-2021Nạp 7 loại “siêu thực phẩm” đánh bay nỗi lo đường huyết, dinh dưỡng tràn đầy, ăn thường xuyên cũng chẳng sợ tiểu đường gõ cửa
- 19-11-2021Một loại nấm xưa là "cống phẩm trường thọ", nay là "yến sào của người nghèo": Ăn vào đường huyết ổn định, mỡ máu giảm mà giá lại rẻ bèo, không dùng thì cực phí
Bệnh tiểu đường chủ yếu xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi, đặc biệt, những người béo phì thì càng dễ gặp rắc rối với căn bệnh này.
Trên thực tế, sự xuất hiện của loại bệnh này liên quan nhiều đến chế độ ăn uống hàng ngày, vì sau khi mắc bệnh tiểu đường muốn hạ đường huyết thì không những cần ăn nhạt hơn mà còn phải biết cách tránh 6 loại thực phẩm dưới đây, dù có yêu thích cũng phải kìm lại.
1. Đồ ăn mặn
Các nghiên cứu về thực phẩm có chứa nhiều muối đã chỉ ra rằng nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm này sau khi mắc bệnh tiểu đường, hoạt động của men amylase sẽ được tăng cường, ruột non cũng sẽ hấp thụ nhiều glucose hơn. Do đó làm tăng nồng độ đường huyết trong cơ thể người bệnh. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh nhân đái tháo đường phải kiểm soát chặt chẽ lượng muối ăn vào hằng ngày.(Ảnh:Internet)
Ngoài ra, đường huyết nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ kích thích hệ tim mạch làm bệnh lý chuyển biến xấu và gây xơ vữa động mạch. Chính vì điều này mà bệnh nhân đái tháo đường phải kiểm soát chặt chẽ lượng muối ăn vào hằng ngày, thực hiện chế độ ăn nhạt hơn, cân bằng hơn để tốt cho sức khỏe.
2. Thực phẩm có hàm lượng đường cao
Đối với người bình thường, đường trong đồ ngọt sẽ làm lượng insulin tăng vọt, từ đó khiến tuyến tụy bị tăng áp lực khi vẫn còn đang chưa hoạt động ổn định. Dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là bạn sẽ bị tiểu đường.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, các loại thực phẩm như bánh mì, bánh ngọt, mía thường có hàm lượng đường cao. Đặc biệt mía chứa nhiều đường glucoza và fructoza, nếu không hạn chế mà ăn quá nhiều sẽ khiến cho nồng độ đường huyết trong cơ thể tăng cao, không có lợi cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
3. Đồ cay
Đồ cay gây kích thích khiến các triệu chứng của bệnh tiểu đường trầm trọng hơn. (Ảnh:Internet)
Đồ ăn cay là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình. Ngoài việc giúp các món ăn thêm đặc sắc thì chúng còn tạo cho bạn cảm giác ngon miệng khi ăn. Các thực phẩm có vị cay thường gặp đó là ớt và hạt tiêu.
Mặc dù hai loại gia vị này có thể kích thích dạ dày tăng cảm giác thèm ăn, nhưng chúng lại là thứ mà người mắc bệnh tiểu đường không nên đụng đến. Nguyên nhân là vì hầu hết những bệnh nhân tiểu đường đều có các biểu hiện như nóng trong, đi ngoài ra máu, nếu ăn quá nhiều đồ ăn gây kích thích thì các triệu chứng này sẽ trầm trọng hơn, thậm chí còn khiến cơ thể bốc hoả, không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.
4. Đồ chiên rán
Để đường huyết ổn định, người bị tiểu đường phải tránh ăn đồ quá nhiều dầu mỡ.(Ảnh:Internet)
Nguyên nhân quan trọng khiến người bị đái tháo đường không nên ăn đồ chiên rán là do những thực phẩm này trong quá trình chế biến đều được đun nấu ở nhiệt độ cao. Điều này không chỉ sinh ra chất độc hại mà còn làm tăng calo có trong thức ăn. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể tích tụ quá nhiều chất béo, dẫn đến béo phì. Căn bệnh này là yếu tố quan trọng dẫn đến lượng đường trong máu không ổn định. Do đó, dù bạn có bị hấp dẫn bởi vị cay của thức ăn đến đâu chăng nữa thì cũng không nên ăn chúng thường xuyên, đặc biệt là khi bụng còn rỗng.
5. Thực phẩm giàu tinh bột
Những thực phẩm giàu tinh bột thường gặp là khoai tây, bột mì trắng, gạo,… Sau khi vào cơ thể sẽ bị phân hủy thành carbohydrate, sau đó chuyển hóa thành đường, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ dẫn đến tăng lượng đường trong máu.
Vì vậy, tốt nhất bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt thay vì những đồ ăn giàu tinh bột. Bởi chúng rất giàu chất xơ, không chỉ có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa mà còn giúp giảm bớt tình trạng đường huyết tăng nhanh sau bữa ăn.
6. Rượu bia và nước ngọt
Sự bài tiết insulin ở bệnh nhân tiểu đường vốn đã bất thường, nếu uống rượu bia trở lại sẽ làm rối loạn chức năng của insulin. Ngoài ra, chất cồn khi vào cơ thể dễ phản ứng với các loại thuốc kiểm soát đường huyết, từ đó làm tăng nhanh lượng đường trong máu, gây ra những biến động hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.
Uống nhiều nước ngọt sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên ảnh hưởng đến sự ổn định của đường huyết. ( Ảnh: Internet)
Ngoài rượu bia, bạn cũng không nên uống các loại nước ngọt. Nguyên nhân là vì hầu hết các loại nước này trên thị trường đều cho thêm nhiều đường, nếu uống thường xuyên sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên ảnh hưởng đến sự ổn định của đường huyết.
Tóm lại, những thực phẩm nhiều tinh bột, đồ chiên xào cay, ngọt và đồ ăn nhiều muối sẽ khiến lượng đường trong máu dao động ở một mức độ nhất định. Do đó, muốn cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh, những thứ này phải được đưa vào danh sách đen. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường phải uống nhiều nước vào các ngày trong tuần, điều này có tác dụng làm loãng máu, không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà còn loại bỏ rác độc trong cơ thể.
(Theo 163.com)
Trí Thức Trẻ
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là "vị thuốc quý" nhưng ít người dùng tới: Giúp hạ đường huyết, dưỡng gan và thận hiệu quả
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là “thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Ăn tươi hay uống nước đều rất tốt
- Hai loại lá phơi khô là "thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết tốt ngang “insulin tự nhiên” nhưng ít người biết đến: Việt Nam rất sẵn
- 1 loại gia vị là "kháng sinh tự nhiên", còn dưỡng gan và hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Rất sẵn ở chợ Việt
- Ăn thứ này đầu tiên trong bữa cơm mỗi ngày, người đàn ông tiểu đường nhận kết quả bất ngờ