6 thói quen nấu ăn rước hoạ ung thư gần như gia đình nào cũng phạm phải: Từ bỏ ngay!
Thói quen nấu nướng sai lầm này không chỉ làm giảm chất dinh dưỡng trong món ăn mà còn có thể sản sinh ra một số chất gây ung thư.
- 27-03-20235 dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày, có 1 cũng phải đi khám
- 27-03-2023Loại rau trong món phở của người Việt có tác dụng ngừa ung thư, bồi bổ xương khớp
- 26-03-2023Đột ngột giảm 6kg/tháng, cô gái 22 tuổi phát mắc ung thư
Nấu ăn là một kỹ năng cơ bản và là việc chúng ta vẫn làm hàng ngày. Nhưng bạn biết không, nấu nướng cũng cần có kiến thức, phương pháp nấu nướng không đúng cách không chỉ làm giảm đáng kể dinh dưỡng của món ăn mà còn sinh ra chất gây ung thư. Đây là những thói quen nấu nướng gây hại cho sức khỏe, có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư mà nhiều gia đình vẫn thường hay mắc phải:
1. Nấu thức ăn quá chín, đậy nắp khi xào thức ăn
Thực phẩm nếu được nấu quá chín, đặc biệt là các loại thịt, có thể tạo ra chất gây ung thư. Theo một đánh giá được công bố trên NCBI, việc nấu thịt trong nhiệt độ cao sẽ tạo ra PAHs và amin dị vòng (HCAs) gây ung thư. Những chất này có thể làm tăng nguy cơ ung thư bằng cách thay đổi DNA của các tế bào của bạn.
Nhiều người có thói quen đậy nắp khi xào thức ăn cho mau chín, điều này không chỉ làm mất chất dinh dưỡng mà còn gây hại sức khỏe. Đây là thói quen cần phải bỏ gấp.
Khi nấu ăn, việc đun nấu dầu và thức ăn sẽ sản sinh ra một lượng khói lớn. Một số nghiên cứu khoa học chứng minh khói dầu sản sinh chất độc ngang khói thuốc lá. Nếu hít nhiều sẽ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tức ngực, đau đầu. Về lâu dài có nguy cơ dẫn đến bị ung thư phổi.
2. Sử dụng dầu thừa để nấu ăn
Nhiều người không muốn vứt bỏ dầu thừa và sử dụng nó để nấu ăn ở nhiệt độ cao. Thói quen nấu nướng này cực kỳ tai hại. Dầu được đun ở nhiệt độ cao sinh ra axit béo chuyển hóa và các sản phẩm oxy hóa dầu độc hại. Nếu bạn tiếp tục nấu ăn với loại dầu này ở nhiệt độ cao, các chất gây ung thư sẽ tăng lên đáng kể. Do vậy bạn chỉ nên sử dụng dầu ăn một lần.
Đồng thời, dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần cũng không còn giá trị dinh dưỡng như ban đầu, các vitamin trong dầu sẽ bị phá hủy.
Các nhà khoa học đến từ Đại học Illinois (Mỹ) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Dầu ăn được đun nóng nhiều lần sẽ bị phân hủy chất béo trung tính, dẫn đến quá trình oxy hóa axit béo tự do và giải phóng chất gây ung thư độc hại gọi là acrolein.
3. Chờ dầu bốc khói mới bắt đầu nấu
Khi dầu bốc khói, nhiệt độ thường lên tới trên 200 độ C. Nếu cho nguyên liệu vào chảo lúc này, chất gây ung thư sinh ra sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Nếu chờ dầu bốc khói lên đến 200 độ C mới nấu thì không chỉ phá hủy các chất dinh dưỡng của thực phẩm mà còn phá hủy các vitamin tan trong chất béo có trong chúng . Các axit béo cần thiết cho cơ thể con người cũng bị oxy hóa và làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu. Khi nấu ăn, nhiệt độ dầu nên được kiểm soát ở khoảng từ 150 độ C đến 180 độ C.
Với các thực phẩm giàu tinh bột được nấu ở nhiệt độ cao, một hợp chất gọi là acrylamide được hình thành. Tổ chức nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã liệt kê acrylamide là chất có thể gây ung thư, tuy nhiên, họ cho biết vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm mối liên hệ giữa ung thư và thực phẩm có chứa acrylamide. Một nghiên cứu cho thấy acrylamide là chất gây ung thư, có thể làm hỏng DNA và hủy hoại tế bào.
4. Tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu
Một lượng lớn các chất độc hại sẽ được tạo ra trong quá trình nấu ăn và máy hút mùi giúp đóng vai trò quan trọng trong loại bỏ khí thải này. Một số người có thói quen tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu ăn. Trên thực tế, máy hút mùi phải mất thời gian để hút khí thải ra ngoài vì khi nấu ăn xong vẫn còn khí thải chưa sạch trong bếp. Sau khi nấu ăn, bạn có thể muốn để máy hút mùi tiếp tục chạy trong 3 đến 5 phút để đảm bảo khí độc hại được thải ra hoàn toàn.
5. Không rửa chảo sau khi nấu và tiếp tục chiên rán
Để đỡ rắc rối, nhiều người có thói quen nấu ngay món tiếp theo sau khi món đầu tiên được hoàn thành mà không rửa lại nồi, chảo. Trong trường hợp này, dầu mỡ và cặn thức ăn sẽ bám trên bề mặt chảo khi bạn đun ở nhiệt độ cao có thể sinh ra chất gây ung thư như benzopyrene. Do đó, bạn nên vệ sinh nồi, chảo cẩn thận trước khi nấu món tiếp theo. Điều này không chỉ làm giảm việc tạo ra các chất có hại mà còn ngăn gia vị, cặn từ lần nấu trước ảnh hưởng đến hương vị của món tiếp theo.
6. Thêm nhiều muối vào thức ăn
Thói quen ăn mặn sẽ dẫn đến rất nhiều các loại bệnh tim mạch, thận… Và việc ăn quá nhiều muối có thể gây ra nguy cơ ung thư dạ dày. Nghiên cứu của tác giả D'Elia và cộng sự với 270.000 người và theo dõi trong 6-15 năm cho thấy, những người ăn nhiều muối tăng 68% nguy cơ ung thư dạ dày so với những người ăn ít muối hơn. Theo WHO khuyến cáo, mỗi người chỉ nên dùng 5gr muối/người/ngày, tương đương với khoảng một muỗng cà phê muối.
thethaovanhoa.vn
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần