"60 năm trước thịt cá, 60 năm về sau rau dưa": Tuổi trẻ phải có sự nghiệp, tuổi già phải ưu tiên sức khỏe
Ở bên kia cái dốc cuộc đời, khi ta trải qua nhiều gian truân và cả nhiều hạnh phúc, ta sẽ nhận ra điều gì tốt cho chính mình.
- 29-10-20217 bộ phận trên gương mặt là dấu hiệu của sự trường thọ: Nếu sở hữu đủ thì xin chúc mừng vì bạn có sức khỏe tốt, nhất định sống lâu
- 28-10-202190% chị em có thói quen tai hại này khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh: Chuyên gia nói rất hại sức khỏe, có khả năng gây ung thư
- 24-10-2021Người cao tuổi sức khỏe yếu, có bệnh lý nền có thể tiêm vaccine COVID-19 không?
Những năm tháng ở độ tuổi 20-30, ai mà chẳng đặt công việc lên ưu tiên số 1. 24 giờ trong một ngày hay 7 ngày trong một tuần, gần như thời gian ta có đều dành cả cho sự nghiệp, thậm chí dù đang trong kì nghỉ cá nhân hay bị ốm, tâm trí ta cũng chẳng thể nào những suy nghĩ liên quan đến cách xử lí công việc này, sắp xếp công việc kia, nhìn đâu cũng thấy bộn bề những buổi họp, những mối quan hệ xã giao...
Còn những năm tháng ở độ tuổi 50-60, điều mà ta cần nhất lại chính là sức khỏe. Ở độ tuổi xế chiều, sức khỏe bắt đầu có những dấu hiệu cảnh báo các bộ phận trong cơ thể đã yếu đi. Gần như thời gian mà ta có lại dành vào việc nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, bồi bổ sức khỏe, tâm trí cũng chẳng còn dành nhiều cho công việc.
Ở mỗi độ tuổi, ta lại có những quan tâm riêng. Tuy nhiên, ở bên kia cái dốc cuộc đời, khi ta trải qua nhiều gian truân và cả nhiều hạnh phúc, ta sẽ nhận ra điều gì tốt cho chính mình. Có một bài viết ngẫm về cuộc đời ở độ tuổi 60 được chia sẻ rộng rãi:
"60 năm trước thịt cá, 60 năm về sau rau dưa.
60 năm trước, nào là tiền nhiều tiền ít; 60 năm về sau, nào là máy hỗ trợ lớn, hỗ trợ nhỏ.
Cho đến bây giờ mới hiểu ra: Lúc có quyền không thể quá ác, lúc có tiền không thể quá hoang phí.
60 năm trước, thường có thiệp hồng báo tin vui; 60 năm về sau, thương tâm nhìn bạn bè, bạn học, đồng sự qua đời.
60 năm trước, tin chắc rằng người có thể thắng trời. Cảm mạo, uống tí nước là ổn rồi; phát sốt, ngủ một giấc là xong thôi.
60 năm về sau, hết lòng tin vào số mệnh, cao huyết áp không tự nhiên đến, bạn giống như Tôn Ngộ Không mang vòng kim cô khó mà thoát được!"
Quả thật vậy, người cao tuổi càng phải lưu tâm đến cách chăm sóc bản thân nhiều hơn. Trải qua nhiều sóng gió cuộc đời, đã đến lúc ta cần phải áp dụng những trải nghiệm vào cuộc sống đang hiện hữu. Sức khỏe lúc này là ưu tiên số 1, bởi vậy có một số quy tắc chăm sóc sức khỏe như sau:
- Người cao tuổi nên ăn nhiều rau quả
Không ít người già gặp tình trạng đình trệ tháo lưu phân và gây táo bón. Lí do là bởi sức co bóp của dạ dày người già giảm hơn so với tuổi trẻ, nhu động ruột giảm. Nếu táo bón kéo dài, vi sinh vật gây thối rữa và phát triển, tạo ra nhiều hơi trong ruột gây đầy bụng dẫn tới cơ hoành bị đẩy lên gây khó thở và trở ngại cho tim.
Để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh lâm vào tình trạng táo bón, người cao tuổi nên ăn nhiều rau quả. Ngoài ra, rau củ còn cung cấp cho cơ thể các vitamin và các yếu tố vi lượng như: kẽm, đồng, sắt; các chất chống ôxy hóa, trong đó các chất xơ giúp cơ thể người già đề phòng bệnh xơ vữa động mạch.
- Người cao tuổi nên thường xuyên tập thể dục
Để tránh những tác nhân dẫn đến đột quỵ do thời tiết, thời điểm tập thể dục tốt nhất cho người già là 6-7h sáng hoặc buổi tối. Lưu ý, các lần tập luyện phải diễn ra thường xuyên, đều đặn, thời gian mỗi lần tập không quá 30 phút. Tuy nhiên, không nên tập với cường độ mạnh gần thời điểm đi ngủ bởi có thể gây ra chứng mất ngủ.
Người mắc bệnh động mạch vành phải làm điện tâm đồ gắng sức để đánh giá mức độ an toàn khi luyện tập; thời gian mới tập cần có sự theo dõi của cán bộ y tế. Người béo và người có bệnh khớp không nên tập với các dụng cụ bê vác (tạ), môn bơi và đi xe đạp là thích hợp nhất.
- Người cao tuổi nên lắng nghe sức khỏe của mình
Con cháu đôi khi vì bận bịu công việc mà quên đi một "nhiệm vụ" hằng ngày đó là hỏi han, tâm sự với ông bà, bố mẹ. Đôi khi, người cao tuổi chỉ cần con cháu ngồi ăn cùng bữa cơm mà chính tay họ nấu, cả nhà ngồi quây quần ăn bữa tối, kể chuyện ngày hôm nay đã làm gì, gặp ai... Đơn giản vậy thôi nhưng không phải ai cũng làm được!
Dù bận bịu đến đâu con cháu cũng nên đưa ông bà, bố mẹ đi khám sức khỏe tổng quát định kì để phòng tránh một số bệnh lý thường gặp như: đái tháo đường, cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch, suy giảm trí nhớ, tiêu hóa, ung thư... Các bệnh lý này thường diễn tiến âm thầm ở giai đoạn đầu, nếu phát hiện bệnh sớm thì việc điều trị và khả năng hồi phục sẽ diễn ra nhanh chóng, đơn giản hơn.
Doanh Nghiệp & Tiếp Thị
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"