MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

61 tuổi cả đời trồng vải, anh chồng dẫn 6 người bạn đến vườn ăn nhậu rồi hái 3 tạ mang về, tôi đòi tiền thì bị mắng thẳng mặt: "Đất do bố mẹ để lại, tôi có quyền lấy mà không cần hỏi ai"

28-02-2024 - 20:04 PM | Sống

Sự quá quắt của anh chồng khiến tôi vô cùng tức giận!

Câu chuyện trên MXH Toutiao (Trung Quốc) thu hút chú ý của CĐM.

*** 

Tôi họ Shi, 61 tuổi. Hồi nhỏ tôi không được học hành, lớn lên lấy chồng ở nông thôn quanh quẩn với mấy thửa ruộng, cả đời bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.

Sau này chồng tôi được thừa hưởng mảnh vườn bố mẹ để lại, chúng tôi liền trồng cây vải để tăng thêm thu nhập.

Mùa hè vừa rồi khi đến thời điểm vải chín, gia đình tôi tất bật thu hoạch để nhanh chóng giao cho thương lái. Đến cuối tuần, anh chồng tôi bất ngờ gọi điện thoại báo rằng, anh ấy sẽ dẫn vài người bạn ở thành phố về chơi, tiện tham quan vườn vải luôn.

Đúng như lịch hẹn, anh ấy đi cùng 6 người bao gồm cả nam lẫn nữ. Họ đều ăn mặc đẹp đẽ, nói chuyện tri thức và tỏ ra mình là người sang trọng. Cũng nhân dịp anh lâu mới về nhà nên chồng tôi dù đang bận rộn cũng bỏ công việc để nấu nướng tiếp đãi khách.

61 tuổi cả đời trồng vải, anh chồng dẫn 6 người bạn đến vườn ăn nhậu rồi hái 3 tạ mang về, tôi đòi tiền thì bị mắng thẳng mặt:

Chỉ từ một vườn vải đã giúp tôi thấu hiểu lòng người

Đến bữa, mọi người đề nghị ăn cơm tại vườn vải, vừa có thể thưởng thức không khí chân quê và cũng tiện hái vải ăn. Vợ chồng tôi đều đồng ý.

Ăn xong, tất cả mọi người đứng dậy đi dạo, bỏ mặc hai vợ chồng tôi thu dọn "bãi chiến trường". Sau đó, tôi thấy họ mang theo mỗi người vài cái túi bóng loại lớn đi khắp nơi hái vải, đặc biệt cứ nhắc nhở nhau nhằm quả to và ngon nhất mà hái.

Vừa rửa bát tôi vừa nghĩ, chắc mỗi người muốn mua một ít quả đem về thành phố làm quà, nếu vậy tôi sẽ lấy giá họ thấp một chút cho phải đạo.

Sau khi cân xong, tổng cộng chỗ vải là 300kg. Tôi liền nói: "Bình thường nhà em không bán lẻ, chỉ có thương lái họ tới mua buôn tại vườn thì em bán, còn lại thì đưa cho con gái em bán hộ, nó có một cửa hàng trái cây trên thị trấn.

Con gái em bán với giá 10 tệ (34 nghìn đồng)/kg, nhưng các anh chị đều là bạn của anh chồng em nên em chỉ lấy 5 tệ thôi ạ."

Tôi cho rằng với mức giá đó cũng rất rẻ rồi, ai ngờ anh chồng tôi liền tỏ vẻ tức giận lớn tiếng quát: "Chúng mày nói thế là sao, tao là anh chúng mày, nay tao đưa bạn về nhà chơi mà chúng mày còn dám tính tiền. Chúng mày coi tao như người ngoài à".

Vốn dĩ tôi cũng không ưa gì anh nên tôi nói thẳng thừng: "Anh đọc sách nhiều năm như vậy, hẳn phải biết có câu nói anh em tính toán rõ ràng. Nếu như mọi người chỉ hái vài cân hoặc thậm chí 30kg thì em cũng chẳng đòi tiền làm gì, đằng này các bạn anh hái tới 300kg, đâu phải là con số nhỏ so với mảnh vườn eo hẹp này.

Chưa kể bình thường khi thương lái vào mua là họ không được chọn lọc, quả to hay quả nhỏ đều phải nhận. Bây giờ em chỉ tính một nửa giá so với ngoài cửa hàng là quá biết điều rồi. Nếu các anh chị không chịu thì có thể đặt vải xuống, em sẽ đem đi bán", tôi đáp lại còn chồng thì vẫn im lặng.

Anh chồng nghe vậy thì càng tức giận hơn nhưng vì không muốn to tiếng trước mặt các bạn nên đặt tiền lên bàn rồi vác vải ra về.

Có thể một số người cho rằng tôi lạnh lùng, vô tâm nhưng thực sự có lý do khiến tôi cư xử như vậy.

Bố mẹ chồng tôi rất thiên vị và luôn ưu ái con trai cả là anh. Trong khi anh được bố mẹ cho tiền đi học đàng hoàng thì chồng tôi lại phải nghỉ học từ sớm để theo bố mẹ đi làm thuê làm mướn.

Anh chồng tôi tính tình cũng không phải dạng vừa. Anh coi việc mọi người hi sinh cho anh điều đương nhiên nên không cần phải ghi lòng tạc dạ.

Đến khi bố mẹ trăm tuổi già chia tài sản cho các con thì anh cả đã lấy đi hầu hết mọi thứ trong nhà, từ tiền tiết kiệm, tiền bảo hiểm, tám mẫu ruộng, căn nhà gỗ mới xây...Còn chồng tôi, anh ấy chỉ được hưởng mảnh vườn nhỏ trồng cây ăn quả do anh cả chê khu vực này đất cằn cỗi, lại xa đường quốc lộ nên anh chẳng cần.

Lúc đầu, mọi người đã thống nhất rằng bố mẹ sẽ ở cùng với anh cả, còn nếu anh bận rộn không thể chăm sóc thì mỗi tháng phải gửi tiền sinh hoạt phí để phụ giúp vợ chồng tôi. Kết quả, anh chẳng nuôi bố mẹ, cũng chẳng gửi tiền, cứ vậy để mặc con trai út nghèo khó tự mình gánh vác.

Ba năm nay cứ đến mùa vải là anh chồng tôi lại trở về xách bọc to, bọc nhỏ về thành phố. Vì sự ấm êm của gia đình nên dù bất mãn, tôi cũng phải ngậm bồ hòn làm ngọt.

61 tuổi cả đời trồng vải, anh chồng dẫn 6 người bạn đến vườn ăn nhậu rồi hái 3 tạ mang về, tôi đòi tiền thì bị mắng thẳng mặt:

Tôi không muốn quan hệ với những kẻ không biết điều, kể cả là người thân

Nhưng giờ bố mẹ chồng tôi đều qua đời nên tôi không cần phải lo lắng nhiều. Thế nên, khi anh và các bạn của anh cư xử không đúng mực thì tôi cũng chẳng cần giữ phép lịch sự.

Có thể nói, anh chồng đã lấy của nhà chúng tôi rất nhiều thứ nhưng anh ấy chưa từng mời bố mẹ, các em và các cháu một bữa cơm.

Tôi còn nhớ cách đây mấy năm, khi con gái tôi mới vào cấp 3, ký túc xá chưa có chỗ ở, người ta bảo cháu phải chờ và thuê ngoài một học kỳ. Lúc đó chúng tôi không có nhiều người thân hay bạn bè ở thành phố nên đành phải nhờ cậy vợ chồng anh cả cho cháu ở nhờ.

Nhưng anh lại thẳng thừng từ chối: "Em dâu, không phải là anh không giúp, thật sự là trong nhà anh không có chỗ nên tốt nhất nhà em nghĩ cách khác đi".

Vừa nghe lời này, tôi đành mỉm cười và không nói gì nữa. Nhà anh có ba phòng ngủ và một phòng khách. Hai vợ chồng ở một phòng, con gái ở phòng khác, còn phòng kia trống không dùng đến.

Những việc khác không giúp cũng không sao, nhưng sao anh lại có thể lạnh nhạt với cháu mình như vậy. Trong khi anh thừa biết rằng, con gái tôi còn nhỏ dại, lại vừa ở quê ra chưa hiểu sự đời. Cuối cùng, tôi buộc phải thuê một phòng cho con ở tạm trong một học kỳ.

Cũng may bây giờ không có bố mẹ chồng quản nữa nên tôi không phải nhẫn nhịn. Từ giờ trở đi, anh ấy hãy ở nơi thành phố, đừng bao giờ làm phiền chúng tôi nữa.

Theo Toutiao

Theo Nguyễn Phượng

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên