MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

65 tuổi, sau 3 năm nghỉ hưu, tôi “nhẫn tâm” làm 6 điều này, không mong đợi con cái mà vẫn sống thảnh thơi

03-11-2023 - 11:35 AM | Sống

65 tuổi, sau 3 năm nghỉ hưu, tôi “nhẫn tâm” làm 6 điều này, không mong đợi con cái mà vẫn sống thảnh thơi

Sau vài năm nghỉ hưu, ông Minh đã dứt khoát quán triệt 6 việc sau đây với các con, từ đó được hưởng cuộc sống hưu trí nhàn nhã, vui vẻ.

‏Ở tuổi 65, ông Dương Minh (Trung Quốc) đã nghỉ hưu được 3 năm. Thời gian trước, vợ ông qua đời vì bệnh xuất huyết não, điều đó khiến ông không khỏi đau đớn và cô đơn một thời gian dài. Ông có 2 người con, con trai ở Thanh Đảo và con gái ở Uy Hải. ‏

‏Các con đều rất lo lắng cho ông. Họ thường gọi điện ngỏ ý muốn đón ông về sống chung để tiện chăm sóc, không để bố cô đơn một mình. ‏

‏Nghe vậy, ông Minh cũng thấy vui lòng phần nào, nhưng ông đã nhẫn tâm từ chối hết những lời đề nghị này và quán triệt thực hiện 6 việc sau đây.‏

‏01. Không sống dựa dẫm vào con cái‏

‏Ông Minh khẳng định với cả 2 người con rằng, ông sẽ sống ở nhà riêng của mình và không đi đâu cả.‏

‏Ông tự tính toán, lương hưu hiện giờ của ông là 4.000 NDT/tháng nên vấn đề tài chính không phải lo lắng quá nhiều. Sau khi vợ qua đời, bà cũng để lại cho ông một khoản tiết kiệm 200.000 NDT. Số tiền này đủ trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày cũng như chi phí y tế dự phòng của ông trong những năm sau này.‏

‏02. Bán căn nhà hiện tại‏

‏Hiện nay, ông vẫn đang sống trong căn hộ 3 phòng ngủ, có diện tích 120m2. Đây là diện tích quá lớn nếu chỉ có 1 người sinh sống. Vì thế, ông sẽ bán nó và thay thế bằng một căn hộ nhỏ hơn, giúp cuộc sống bớt cô đơn, đồng thời cũng dư dả thêm một khoản tài chính. ‏

‏Ông sẽ mua cho mình một căn hộ 1-2 phòng ngủ tùy theo giá thị trường, đủ để ông sống một mình mà vẫn có không gian khi các con đến thăm. ‏

‏Sau đó, ông Minh quả thật tìm được một căn hộ 1 phòng ngủ rộng khoảng 50m2, giá chưa đến 700.000 NDT. Sau khi bán nhà to và chuyển sang nhà mới, ông vẫn còn dư một khoản tài chính đáng kể để gửi tiết kiệm. ‏

‏03. Sẽ không đến viện dưỡng lão‏

‏Ông Minh tự nhận bản thân không phải là người hoạt ngôn, hướng ngoại, cũng không thích đến những nơi đông người xa lạ. Do đó, ông chưa bao giờ cân nhắc tới việc sẽ vào viện dưỡng lão trong những năm cuối đời. ‏

photo-1698920216615

‏Chưa kể đến điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng nhân sự không đồng đều ở các viện dưỡng lão ngày nay, ông vốn không thích cảm giác bị người khác quản lý. Ở tuổi 65, ông vẫn có khả năng tự chăm sóc bản thân về mặt thể chất, do đó ông sẽ sống ở nhà riêng một mình, không gặp vấn đề gì.‏

‏04. Thuê bảo mẫu chăm sóc nếu sau này không đủ sức khỏe‏

‏Với lương hưu hàng tháng hơn 4.000 NDT, cộng thêm tiền tiết kiệm dư dả, ông hoàn toàn có thể lên kế hoạch thuê bảo mẫu chăm sóc tại nhà. ‏

‏Tất nhiên xã hội hiện nay có rất nhiều người thiếu đạo đức, làm việc không tận tâm. Ông Minh hoàn toàn lường trước vấn đề này. Khi đó, ông sẽ nhờ con trai và con gái lắp camera giám sát ở nhà. Một mặt, các con có thể nhìn thấy những gì ông đang làm ở nhà vào bất cứ lúc nào. Mặt khác, họ cũng có thể theo dõi và giám sát công việc của bảo mẫu. ‏

‏05. Không chu cấp tiền bạc cho các con

‏Ông Minh biết, có nhiều vị phụ huynh lớn tuổi vẫn dùng lương hưu để chu cấp cho con cái. Ông thực sự không đồng tình với cách làm này.‏

‏Cha mẹ đều mong con cái sống tốt, nhưng nói đến việc chăm sóc con cái, người đã nghỉ hưu cần phải thực hiện một cách điều độ, có giới hạn. Giới hạn này bao gồm cả việc chăm lo cho bản thân trước tiên. ‏

‏Giới trẻ ngày nay tuy chịu nhiều áp lực nhưng họ vẫn còn trẻ và có khả năng kiếm tiền trong tương lai. Người già, đã nghỉ hưu, chỉ sống dựa vào lương hưu và tiền tiết kiệm thì không có khả năng đó. Đã đến lúc cha mẹ nên lùi bước, để con cái tự "chiến đấu" cho sự nghiệp và cuộc sống của mình.‏

‏Các bậc cha mẹ đã nghỉ hưu cũng nên hiểu rằng, nếu dành hết tiền chăm lo cho con cái, đến khi bản thân già đi, bệnh tật ập tới, họ sẽ chẳng còn tiền để đi khám chữa cho chính mình. Tới lúc đó, họ lại phải phụ thuộc ngược lại vào sự chăm sóc của con cái. ‏

‏06. Giảm bớt những mối quan tâm không cần thiết‏

‏"Ngày nay, tôi sống một cách bình thản, không còn lo lắng về sự ra đi của bản thân. Sinh lão bệnh tử là chuyện tự nhiên, vậy tôi cũng tiếp nhận mọi thứ một cách tự nhiên", ông Minh cho biết.‏

photo-1698920219604

‏Tâm thái bình thản khiến ông không quá bận tâm vào các cuộc vui xã giao. Ông chỉ liên lạc với những người bạn bè thân thiết, những hàng xóm quanh nhà, những người thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau. Còn những mối quan hệ xã giao trước kia, những người họ hàng xa chẳng hề quen biết… thì ông hạn chế tiếp xúc. Nhiều người lấy lý do quen biết để nhờ vả, ông cũng thẳng thừng từ chối vì cho rằng "nằm ngoài khả năng".‏

‏Ông Minh ít tham gia vào việc của con cháu, để người trẻ tự sống cuộc sống của riêng mình, tự ra quyết định khi cần thiết. Với những chuyện quan trọng, trừ khi liên quan tới bản thân, còn đâu các con chỉ cần báo cho ông khi đã thống nhất và hoàn thành. ‏

‏Ông tập trung vào việc chăm sóc bản thân, trồng cây cỏ ở ban công, thỉnh thoảng leo núi với bạn. Cuộc sống trở nên thanh thản, thoải mái và bình yên hơn rất nhiều. Khi con người già đi, hãy học cách hài lòng với những gì mình có và trải qua mỗi ngày trong cuộc đời một cách hạnh phúc.‏

‏*Nguồn: Sohu

Phương Mộc

Phụ nữ số

Trở lên trên