MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

7 điều cần nhớ về văn hóa ẩm thực Nhật Bản, có những thứ tưởng chừng đơn giản nhưng dễ mắc lỗi sai

16-08-2022 - 19:54 PM | Lifestyle

7 điều cần nhớ về văn hóa ẩm thực Nhật Bản, có những thứ tưởng chừng đơn giản nhưng dễ mắc lỗi sai

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản đặc sắc đến mức nhiều thực khách đôi khi tỏ ra bối rối không biết nên làm thế nào cho đúng.

Mỗi một đất nước sẽ có nền văn hóa ẩm thực khác nhau với những đặc trưng riêng biệt. Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền ẩm thực vô cùng phong phú.

Do đó, để hiểu và có thể thưởng thức đúng vị ngon của từng món ăn bạn cần chú ý 7 điều sau đây để cảm nhận trọn vẹn sự tinh túy trong văn hóa ẩm thực của xứ sở mặt trời mọc:

7 điều cần nhớ về văn hóa ẩm thực Nhật Bản, có những thứ tưởng chừng đơn giản nhưng dễ mắc lỗi sai - Ảnh 1.

Ẩm thực Nhật Bản chứa đựng nhiều tinh túy.

Các nhà hàng truyền thống do đầu bếp và người học việc phụ trách

Theo truyền thống, các đầu bếp đang học việc sẽ không được phép xử lý cá hoặc thịt trong nhiều năm. Đầu bếp chính là người tạo ra các món ăn trong khi người học việc làm các nhiệm vụ như dọn dẹp, chuẩn bị nguyên liệu và phục vụ bàn.

Một nhà hàng theo kiểu truyền thống ở Nhật thường không có nhân viên phục vụ vì đây là trách nhiệm của người học việc.

Súp miso nên được dùng như một thức uống

Đây là món ăn phổ biến được phục vụ tại các nhà hàng Nhật Bản. Nó có nước dùng hơi đục với những miếng đậu phụ được cắt nhỏ và chút rong biển. Mặc dù mọi người thường ăn loại súp này bằng thìa nhưng đó không phải là cách dùng đúng đắn.

Theo văn hóa ẩm thực Nhật Bản, súp miso nên được các thực khách nhấm nhấp uống từng chút một. Khi chỉ còn lại đậu phụ và rong biển, chúng ta sẽ dùng đũa để ăn.

7 điều cần nhớ về văn hóa ẩm thực Nhật Bản, có những thứ tưởng chừng đơn giản nhưng dễ mắc lỗi sai - Ảnh 2.

Mỗi món ăn mang một ý nghĩa khác nhau

Ở Nhật, các món ăn được trình bày như một tác phẩm nghệ thuật. Các đầu bếp luôn cẩn thận và tỉ mỉ lựa chọn màu sắc cùng các hoa văn phù hợp để trang trí món ăn. Đĩa và bát thường dùng theo mùa và mỗi chi tiết trang trí cho món ăn đều chứa đựng ý nghĩa nhất định.

Đầu bếp và người phục vụ luôn mong đợi các thực khách có thể hỏi họ về những món ăn trước khi thưởng thức chúng.

Không nhúng cả miếng sushi vào nước tương

Việc nhúng cả miếng sushi vào nước tương sẽ phá vỡ hương vị và kết cấu vốn có của món ăn. Cơm cuộn sushi vốn là một khối kết dính với nhau chặt chẽ, khi ta chấm nước tương quá đà, cơm sẽ trở nên rất mềm, không có độ kết dính nữa.

Ngoài ra, bạn không nên để bất kỳ hạt cơm nào còn sót trong đĩa nước tương. Cách ăn đúng nhất là bạn hãy nhúng một phần thịt hoặc cá của sushi vào nước tương thay vì chấm toàn bộ.

7 điều cần nhớ về văn hóa ẩm thực Nhật Bản, có những thứ tưởng chừng đơn giản nhưng dễ mắc lỗi sai - Ảnh 3.

Không để mọi thứ lộn xộn

Sau bữa ăn, bạn không nên vò khăn ăn hoặc giấy ăn và để chúng vào đĩa. Đối với người Nhật, hành vi này là thiếu sự tôn trọng đối với nhân viên nhà hàng. Thay vào đó, thực khách phải gấp khăn ăn gọn gàng và để chúng bên cạnh đĩa của họ, hoặc vứt chúng ra ngoài nếu có thùng rác ở đó.

Dùng đũa chuẩn mực

Một số nhà hàng Nhật sẽ cung cấp cho bạn một dụng cụ gác đũa. Khi bạn không sử dụng đũa của mình nữa thì nên đặt chúng ngay ngắn trên gác đũa. Bạn không nên đặt đũa thẳng đứng trên bát cơm vì nó giống với một nghi lễ đang được cử hành tại các đám tang ở Nhật Bản.

Đừng đưa đôi đũa của bạn qua lại trên các món ăn khi đang suy nghĩ hoặc khi bạn đang lưỡng lự chọn món ăn. Điều đó sẽ bị coi là tham lam. Lấy thức ăn từ phần trên của món ăn. Đừng moi móc trong đĩa để tìm kíếm những thứ ngon hoặc những thứ mình thích.

Bạn hãy chắc chắn rằng đôi đũa được đặt song song khi bạn không dùng chúng nữa. Vì nếu bắt chéo đôi đũa lên nhau là một hình ảnh không tốt đối với người dân Nhật Bản.

Không khuyến khích tiền boa

Khi đi ăn ở Nhật, bạn đừng bao giờ đưa tiền boa cho nhân viên. Điều này thường được coi là hành vi kém tinh tế. Trong hầu hết các nhà hàng Nhật Bản, nhân viên được trả lương cao và được đào tạo nên việc bạn thưởng tiền cho nhân viên là điều không cần thiết.

Nguồn: Tổng hợp


Theo Diệp Lục

Tổ Quốc

Trở lên trên