MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

7 kiểu nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một năm mới dồi dào năng lượng

26-12-2022 - 22:06 PM | Sống

Bạn có thể cần nhiều hơn một kiểu nghỉ ngơi ngay lúc này.

Bạn ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm. Bạn tập yoga hai lần một tuần. Bạn dành cả ngày Chủ nhật trên sofa và say sưa xem bộ phim yêu thích. Vậy tại sao bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi? Theo Saundra Dalton-Smith chia sẻ trên TEDTalk, đó là vì bạn không nhận đủ 7 loại nghỉ ngơi mà cơ thể cần. Ngay cả khi bạn ngủ đủ giấc, bạn vẫn có thể cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi nếu dành 10 tiếng sau đó để nhìn chằm chằm vào màn hình, ngồi trong các cuộc họp và giải quyết danh sách những việc cần làm.

Dalton-Smith nói rằng: “Nghỉ ngơi là liệu pháp thay thế ít được sử dụng nhất, không dùng hóa chất, an toàn và hiệu quả nhất mà chúng ta có được. Vì vậy, nếu ngủ đủ giấc vẫn khiến bạn mệt mỏi, thì đã đến lúc kết hợp bảy kiểu nghỉ ngơi này vào thói quen của bạn.”

1. Nghỉ ngơi thể chất

Dalton-Smith giải thích rằng nghỉ ngơi thể chất có thể chủ động hoặc thụ động.

Nghỉ ngơi thụ động là khi cơ thể bạn thực sự đang ngủ, giống như bạn đi ngủ vào ban đêm hay một giấc ngắn vào buổi trưa. Ngay cả khi bạn trằn trọc cả đêm, bạn vẫn có thể chợp mắt một chút vào ban ngày, điều đó giúp phục hồi sự tỉnh táo và tăng hiệu suất của bạn.

7 kiểu nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một năm mới dồi dào năng lượng - Ảnh 1.

Nghỉ ngơi chủ động là một hoạt động phục hồi cơ thể, giống như là tập yoga hay mát-xa, giãn cơ. Mặc dù kiểu nghỉ ngơi này không quan trọng như một giấc ngủ dài, nhưng việc có một số hình thức nghỉ ngơi về thể chất ít nhất 2 hoặc 3 lần một tuần vẫn có thể cải thiện năng lượng của bạn.

2. Nghỉ ngơi tâm trí

Sương mù não, buồn ngủ sau bữa trưa, 2 giờ chiều sụt giảm… Sự kiệt sức đột ngột này đến khi cơ thể bạn đang nói với bạn rằng đã đến lúc để tâm trí của bạn được nghỉ ngơi càng sớm càng tốt.

Cách tốt nhất để tâm trí nghỉ ngơi một cách hiệu quả là hãy sử dụng điện thoại hoặc máy tính của bạn để lên lịch nghỉ giải lao 10 phút sau mỗi 2 giờ làm việc. Trong thời gian nghỉ đó, hãy đi bộ loanh quanh, ăn nhẹ, hít thở sâu và tận dụng thời gian đó để nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần.

Và nếu bạn đang có một ngày căng thẳng, thì việc bạn ngừng sử dụng hoàn toàn công nghệ cũng giúp ích được khá nhiều. Bạn có thể giúp đầu óc mình thư giãn bằng cách ngắt kết nối với internet, mạng xã hội và email.

3. Nghỉ ngơi giác quan

Hãy nhìn xung quanh bạn một chút. Có bao nhiêu chiếc đèn đang bật trong phòng của bạn bây giờ? Có màn hình nào đang sáng trong tầm nhìn của bạn không? Có tiếng ồn từ đường phố, từ con chó của bạn hay một đứa trẻ nào đó không? Cho dù bạn có để ý hay không, các giác quan của bạn đang bị choáng ngợp bởi vô số kích thích suốt cả ngày.

Dalton-Smith nói: “Ánh sáng huỳnh quang, màn hình máy tính, tiếng chuông điện thoại và nhiều cuộc trò chuyện diễn ra trong văn phòng đều có thể khiến giác quan của chúng ta bị quá tải. Nếu không được kiểm soát, điều này có thể dẫn đến hội chứng quá tải cảm giác.”

Hãy rút phích cắm thiết bị điện tử của bạn, tắt đèn nếu có thể và nhắm mắt lại trong vài phút để nạp lại năng lượng. Và nếu bạn đang cảm thấy kiệt sức, hãy nghĩ đến việc dành một ngày (hoặc thậm chí là một tuần) tránh xa tất cả các thiết bị điện tử không cần thiết.

7 kiểu nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một năm mới dồi dào năng lượng - Ảnh 2.

4. Nghỉ ngơi sáng tạo

Nếu công việc của bạn luôn yêu cầu sự sáng tạo thì bạn cần chú ý đến việc nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu bạn cảm thấy cạn kiệt ý tưởng, hãy đi dạo ở một nơi nào đó mà bạn cảm thấy dễ chịu, và đừng mang theo điện thoại.

Đơn giản hơn thì bạn cũng có thể bật một vài bản nhạc, hát và nhảy trong bếp để khơi nguồn sáng tạo của mình. Hoặc bạn có thể ngồi đọc một cuốn sách hoặc xem một bộ phim mà bạn cảm thấy được truyền cảm hứng.

5. Nghỉ ngơi cảm xúc

Đối với những người thích làm hài lòng mọi người, “Có” là một từ nguy hiểm. Bất cứ khi nào ai đó nhờ bạn giúp đỡ, bạn sẽ thấy từ đó vuột ra khỏi miệng trước khi bạn có cơ hội suy nghĩ thấu đáo những gì bạn thực sự muốn.

Nếu đó là bạn, thì bạn đang cần được nghỉ ngơi về mặt cảm xúc. Điều tương tự cũng xảy ra với những người làm công việc liên quan đến cảm xúc, chẳng hạn như giáo viên, người chăm sóc, cha mẹ…

Thay vì nói “Có” với mọi thứ, hãy thử nói “Tôi cần suy nghĩ về điều đó”. Hãy cho bản thân một chút thời gian để cân nhắc những ưu và nhược điểm của từng quyết định và đừng vội đồng ý làm điều gì đó chỉ vì người khác muốn bạn làm như vậy, trừ khi người đó là chính bạn!

6. Nghỉ ngơi xã hội

Cho dù bạn là người hướng nội hay chỉ cảm thấy bị áp lực bởi những kỳ vọng của mọi người xung quanh, thì đã đến lúc bạn nên nghỉ ngơi. Hãy lập danh sách những người mà bạn thấy được sự ủng hộ, tử tế, dễ gần. Và hãy lập thêm một danh sách những người mà bạn cảm thấy mệt mỏi, đòi hỏi và tiêu cực khi chơi cùng. Đã đến lúc dành nhiều thời gian hơn cho nhóm đầu tiên và càng ít càng tốt với nhóm thứ hai.

7. Nghỉ ngơi tinh thần

Bạn vừa hoàn thành được một mục tiêu cá nhân to lớn! Nhưng cho dù đó là bạn giảm được 25 cân, hay được thăng chức sau khi cống hiến hết mình, hoặc chuyển đến một ngôi nhà lớn hơn, thì tất cả sự tập trung của bạn vào những mục tiêu đó đều đã khiến bạn cảm thấy bị ngắt kết nối với phần còn lại của thế giới. Mặc dù bạn có thể cảm thấy thỏa mãn về những thành công mình có được, nhưng tinh thần của bạn cũng đang bắt đầu kiệt quệ sau chuỗi ngày cố gắng không ngừng.

Dalton-Smith gợi ý rằng, để nghỉ ngơi tinh thần, bạn có thể thực hành chánh niệm, ngồi thiền, hoặc sắp xếp thời gian để làm tình nguyện viên.

Theo Lạc Hà

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên