7 loại thực phẩm bệnh nhân ung thư nên ăn nhiều: Người khỏe mạnh cũng không được bỏ qua!
Dù đang chiến đấu với căn bệnh ung thư hoặc đã đánh bại được nó, bạn luôn nhớ nên ăn nhiều 7 loại thực phẩm sau.
- 19-12-2016Đây là loại ung thư phổ biến ở nam giới nhưng thường bị bỏ qua hoặc phát hiện khi bệnh nặng vì dấu hiệu đôi khi chỉ là tiểu đêm nhiều
- 25-11-2016Những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú nhưng thường bị “ngó lơ”
Thoát khỏi "án tử hình" mang tên Ung Thư là một quá trình khó khăn và kinh khủng nhất mà chỉ có những người trong cuộc mới hiểu hết được.
Khi bệnh nhân ung thư đã đánh bại được các tế bào ác tính, cuộc chiến đó vẫn chưa thể kết thúc. Đó là họ vẫn phải tiếp tục thực hiện một cuộc sống khỏe mạnh và tập trung vào một chế độ dinh dưỡng cân bằng.
Bởi vì cơ thể của bệnh nhân vẫn đang trong quá trình hồi phục và dành lại sức mạnh, họ cần phải bồi dưỡng những thực phẩm "quyền năng", để tăng sức đề kháng .
10 loại thực phẩm dưới đây không chỉ cung cấp cho bệnh nhân chiến thắng ung thư một nguồn dinh dưỡng quan trọng như chất khoáng và vitamin mà còn được thiết kế đặc biệt để chống lại ung thư.
Nên nhớ, nếu đang chiến đấu với căn bệnh ung thư hoặc đã đánh bại được nó, mọi người hãy loại bỏ những căng thẳng trong cuộc sống càng nhiều càng tốt, nghỉ ngơi nhiều và thực hiện một chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả và rau củ.
Các nghiên cứu cho thấy có những loại thực phẩm giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư . Nếu bản thân hay trong gia đình có người bị bệnh, hãy bổ sung những loại thực phẩm cực kỳ có ích cho người bệnh ung thư.
Nho đỏ và chiết xuất từ hạt nho
Nho đỏ dồi dào nguồn vitamin C và các chất chống oxy hóa. Mỗi phần của quả nho như vỏ, hạt đều có đặc tính chống lại ung thư.
Bioflavonoid trong quả nho giúp các tế bào khỏe mạnh đủ sức chống lại các tế bào ung thư, đồng thời có thể tiêu diệt tế bào ung thư.
Còn ở vỏ nho, chất resveratrol cũng có tác dụng giúp cơ thể ngăn chặn ung thư, nhất là ung thư gan, phổi, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Hạt nho còn chứa các chất dinh dưỡng khác như vitamin E, flavonoid và axit linoleic.
Một bài báo trên tạp chí "The Journal of Nutrition" xuất bản vào tháng 9-2009 viết rằng các chất phytochemical và chất chống oxy hóa trong hạt nho có khả năng chống lại bệnh ung thư và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Cà chua
Các loại trái cây màu đỏ, tròn căng và có vị ngọt thường chứa nhiều chất lycopene, một phytochemical có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Một nghiên cứu cho thấy carotenoid trong cà chua có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các khối u ở những bệnh nhân bị nội mạc tử cung, ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ăn 2 phần nước sốt cà chua/ tuần giúp người ăn có ít hơn 23% nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bạn nên nấu chín cà chua thay vì ăn sống.
Tỏi
Mới đây, tiến sĩ Benjamin Lau, giáo sư sinh hóa và miễn dịch học ở Trung tâm y tế Loma Linda, California (Mỹ), trong cuốn "Tỏi và bạn, vị thuốc của thế giới hiện đại" khẳng định: Chỉ cần sử dụng một lượng tỏi nhỏ trong bữa ăn hàng ngày cũng tác dụng tốt đến hệ miễn dịch.
Theo đó, tỏi hoạt động như loại thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, chất bồi bổ hệ thống miễn dịch, chất chống ung thư...
Các nghiên cứu cho thấy rằng người ăn tỏi tươi ít nhất 2 lần/ tuần có nguy cơ mắc ung thư phổi ít hơn 44%. Ngoài ra, nguy cơ mắc ung thư đại tràng, ung thư da cũng giảm xuống rõ rệt.
Nghệ
Curcumin trong nghệ đã được chứng minh có khả năng làm chậm sự phát triển tế bào ung thư, giảm viêm, làm chậm sự chuyển đổi từ tế bào bình thường thành các tế bào ung thư.
Ngoài ra curcumin còn giúp cơ thể tiêu diệt các tế bào ung thư đã bị đột biến nên nó không thể lây lan khắp cơ thể, tấn công các tế bào ung thư nhiều hơn các tế bào thường, tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời nghệ còn ức chế tăng sinh mạch máu mới, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư.
Củ nghệ đã được chứng minh giúp chống lại các dạng ung thư khác nhau bao gồm ung thư da, dạ dày, gan, và vú. Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ 4 gram bột nghệ mỗi ngày có thể giảm nguy cơ ung thư đến 40%.
Trà xanh
Cũng như các tế bào bình thường, tế bào ung thư cũng cần tiếp thêm năng lượng, để có thể chuyển hóa và tiếp tục phát triển, nhân lên.
Trà xanh có tác nhân sinh học, làm thay đổi cơ chế trao đổi chất của tế bào ung thư, các tế bào ung thư không thể trao đổi chất và sẽ chết đi.
Nhiều nghiên cứu cho thấy uống 2-3 tách trà xanh/ngày giảm nguy cơ tấn công các tế bào khối u đến 50%.
Bí đỏ
Loại quả này chứa beta- carotene, vốn được biết đến để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Một carotenoid khác có trách nhiệm ngăn chặn sự phát triển ung thư là alpha-carotene.
Bạn có thể chế biến bí đỏ thành nhiều món ăn như luộc, nướng, súp, bánh, chè....
Súp lơ
Súp lơ nói riêng và những loại rau họ cải nói chung rất giàu beta-carotene, lutein, zeaxanthin, folate, khoáng chất, và các vitamin như vitamin C, E, và K.
Đặc biệt chất sulforaphane có trong súp lơ "nổi tiếng" với việc tăng cường các enzym hiện có trong cơ thể và loại bỏ các chất độc có thể gây ung thư trong người.
Còn các glucosinolate thường bị phá vỡ trong quá trình con người nhai và tiêu hóa, hình thành các hợp chất dẫn chuyền có tác dụng làm chậm sự phát triển của khối u ung thư.
Súp lơ là thực phẩm không thể thiếu của bệnh nhân ung thư bàng quang, vú, tuyến tiền liệt, gan, da và dạ dày.
* Theo Natural News
Trí thức trẻ