7 lý do khiến bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 khác biệt hoàn toàn
Khoảng 40% cử tri đã bỏ phiếu trước ngày 8/11.
- 02-11-2016Thị trường chứng khoán lo sợ bầu cử Mỹ trở thành một Brexit thứ hai
- 01-11-2016Bầu cử tổng thống Mỹ: Cuộc đua của nghệ thuật hắc ám
- 26-10-2016Chi hơn 6,6 tỷ USD- Bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 tốn kém nhất lịch sử
Thức dậy trong ngày thứ ba đầu tiên sau ngày thứ hai thứ hai của tháng 11 năm 2016, người Mỹ sẽ cầm trong tay lá phiếu và tới điểm bầu cử để chọn ra người mà họ muốn trở thành người kế nhiệm của Tổng thống Obama.
1. Có rất nhiều người đã bỏ phiếu trước ngày bầu cử chính thức
Số người Mỹ bỏ phiếu sớm, vắng mặt hoặc sử dụng hình thức bỏ phiếu qua thư có thể lên đến 50 triệu, so với con số 46 triệu của năm 2012 theo tính toán của Viện nghiên cứu Pew. Có nghĩa là khoảng 40% cử tri đã bỏ phiếu trước ngày 8/11.
33 bang, cộng thêm quận Columbia, cho phép tất cả các cử tri đã đăng ký bỏ phiếu sớm. Đối với những nhà dự đoán kết quả bầu cử, xu hướng của các lá phiếu bầu cử sớm sẽ là “lá trà” giúp họ dự đoán về kết quả của cuộc bầu cử.
2. Ai sẽ được lợi từ các lá phiếu bầu sớm?
Theo một số giả thuyết, bà Clinton nói riêng và đảng Dân chủ nói chung sẽ được lợi từ các cử tri bỏ phiếu sớm bởi chiến dịch tranh cử của bà có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về mặt tổ chức. Thêm vào đó nếu như WikiLeaks vẫn có những “bom tấn” để tấn công bà Clinton ngay trước thềm bầu cử, rõ ràng bà Clinton được hưởng lợi từ những cử tri đã bỏ phiếu cho bà trước khi thông tin được công bố.
3. Các ứng viên có chiến lược gì trong ngày bầu cử chính thức?
Bà Clinton dự định sẽ bắt đầu tăng cường nỗ lực thu hút cử tri vài ngày trước đó, với sự tham gia của các liên đoàn lao động, sinh viên đại học và cả ca sĩ nhạc rap nổi tiếng Jay Z. Bà cũng sẽ tận dụng đối ta lợi thế đã huy động được một lượng tiền mặt khổng lồ của mình.
Ngược lại, ông Trump không dựa vào các kênh truyền thống để lôi kéo cử tri dành lá phiếu cho mình. Các nhân viên trong bộ máy tranh cử của Trump cho biết họ đang phát triển những công cụ giúp xác định và lôi kéo cử tri tiềm năng thông qua Facebook và Twitter.
4. Khi nào chúng ta sẽ biết ai là người chiến thắng?
Có lẽ năm nay kết quả bầu cử sẽ đến sớm hơn so với thường lệ.
Theo truyền thống thì các kênh truyền hình lớn sẽ không tuyên bố ai là người chiến thắng trước khi các điểm bỏ phiếu ở bờ Tây đóng lại. Tuy nhiên, năm nay các hãng được tiếp cận với exit polling (là thăm dò thực hiện với những cử tri vừa rời điạ điểm bỏ phiếu), cộng với kết quả có sớm ở những địa phương chủ chốt khiến kết quả sẽ cho thấy người có thể thắng cuộc ở thời điểm vài giờ trước khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.
Kể từ năm 1980, khi chiến thắng vang dội của Ronald Reagon được thông báo trong khi các điểm bỏ phiếu ở bờ Tây vẫn đang mở cửa và khiến nhiều cử tri phàn nàn rằng họ chẳng có lý do gì để đi tới điểm bỏ phiếu, các hãng thông tấn đều hoãn không công bố kết quả sớm.
Năm nay, một công ty khởi nghiệp có tên gọi VoteCastr đã lên kế hoạch thu thập dữ liệu từ 7 bang “chiến trường” (gồm Colorado, Florida, Nevada, New Hampshire, Ohio, Pennsylvania và Wisconsin) trong ngày bầu cử, tường thuật trực tiếp kết quả trên ứng dụng di động và cập nhật dự đoán theo từng phút.
Trang Slate.com cũng công bố kết quả từ VoteCastr.
5. Bất ngờ ở Utah
McMullin, cựu nhân viên của CIA và là người của đảng Cộng hòa, hồi tháng 8 đã bước vào cuộc đua tới Nhà Trắng với vị thế là một ứng viên độc lập tranh cử Tổng thống. Quyết định táo bạo của ông chỉ nhằm phục vụ một mục đích: mang đến cho các cử tri của đảng Cộng hòa một cái tên khác thay thế cho Donald Trump.
Mặc dù chỉ nhận được tỷ lệ ủng hộ 2% trong các cuộc thăm dò trên toàn quốc, McMullin thực sự có cơ hội ở Utah, nơi ông sinh ra và có nhiều người đi theo tín ngưỡng Mormon giống ông.
6. Điều này có quan trọng không?
Nếu McMullin chiến thắng ở Utah thì đây sẽ là một “cái tát” giáng vào Trump, đồng thời McMullin có thể “chôn vùi” giấc mơ Nhà Trắng của Donald Trump vì khiến ông mất ưu thế trước bà Clinton.
Trong một trường hợp khó có thể xảy ra, McMullin thậm chí có thể trở thành ông chủ Nhà Trắng nếu như Trump và Clinton không giành được đa số phiếu đại cử tri và số phận cuộc bầu cử rơi vào tay Quốc hội.
7. Donald Trump sẽ không công nhận kết quả vì cho rằng cuộc bầu cử bị thao túng?
Tuyên bố này được Trump đưa ra tại cuộc tranh luận trực tiếp lần 3 và đến nay ông vẫn nghĩ như vậy, thậm chí còn kêu gọi người ủng hộ làm tình nguyện viên cho tổ chức "Trump Election Observers”.