MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

7 "nguyên tắc"chăm sóc bàn chân Bác sĩ bệnh viện Đại Học Y Hà Nội khuyên người bị đái tháo đường nên tuân thủ: Thực hiện đúng, đủ thì chẳng lo "rủi ro tàn phế"

25-12-2021 - 09:42 AM | Sống

7 "nguyên tắc"chăm sóc bàn chân Bác sĩ bệnh viện Đại Học Y Hà Nội khuyên người bị đái tháo đường nên tuân thủ: Thực hiện đúng, đủ thì chẳng lo "rủi ro tàn phế"

Bàn chân của bệnh nhân tiểu đường dù chỉ trầy xước nhỏ cũng có thể bị loét và hoại tử. Vì vậy, người bệnh cần biết cách chăm sóc chân đúng cách để có thể hạn chế những biến chứng nguy hiểm từ bệnh và bảo vệ sức khỏe bàn chân.


Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, cứ 5 người mắc bệnh đái tháo đường sẽ có một người phải đến thăm khám về vấn đề ở chân. Nguyên nhân là vì khi mắc bệnh, khả năng cảm nhận những tổn thương của họ bị suy giảm nên khó phát hiện ra được những chấn thương xảy ra cho chân của mình trong những sinh hoạt bình thường.

Do đó, việc chăm sóc chân với bệnh nhân đái tháo đường là đặc biệt quan trọng. Nếu lơ là, chủ quan, căn bệnh này có thể gây ra loét bàn chân, cắt cụt chi dẫn đến tàn phế, rất nguy hiểm. Tuy nhiên, hầu hết các tổn thương bàn chân do đái tháo đường đều có thể phòng ngừa được nếu người bệnh chăm sóc bàn chân đúng cách.

7 "nguyên tắc"chăm sóc bàn chân bác sĩ bệnh viện Đại Học Y Hà Nội khuyên người bị đái tháo đường nên tuân thủ: Thực hiện đúng, đủ thì chẳng lo "tàn phế"

Về vấn đề này, TS. BS Lê Bá Ngọc, Chuyên ngành nội tiết đái tháo đường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã chỉ ra 7 nguyên tắc chăm sóc bàn chân mà bệnh nhân đái tháo đường cần nên lưu ý 

1. Vệ sinh bàn chân sạch sẽ hàng ngày

Theo bác sĩ Ngọc, mục đích của việc vệ sinh chân hằng ngày là giúp cho bàn chân không dính bụi bẩn từ đó hạn chế được các loại vi khuẩn, nấm mốc gây ra nhiềm trùng bàn chân.

2. Bảo vệ bàn chân luôn khô ráo

Việc bảo vệ bàn chân luôn khô ráo sẽ giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng bàn chân.

Sau khi rửa chân, bệnh nhân nên lưu ý thực hiện các bước sau đây để giữ bàn chân luôn được khô ráo và an toàn:

- Lau khô chân bằng khăn mềm

- Lau nhẹ nhàng các kẽ ngón chân

- Dưỡng ẩm chân: Thoa kem dưỡng ẩm đều lên phần bàn chân, đặc biệt là gót chân.

7 nguyên tắcchăm sóc bàn chân Bác sĩ bệnh viện Đại Học Y Hà Nội khuyên người bị đái tháo đường nên tuân thủ: Thực hiện đúng, đủ thì chẳng lo rủi ro tàn phế - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

3. Kiểm tra bàn chân hằng ngày

Kiểm tra bàn chân hằng ngày là việc cần thiết giúp người bệnh kịp thời phát hiện ra những vết rách, vết xước, nốt phỏng và những vết nhiềm trùng ở bàn chân. Người bệnh nên kiểm tra kỹ các kẽ ngón chân, mu bàn chân và gan bàn chân xem có vết thương, xước hoặc loét nào không. Nếu được phát hiện sớm, những tổn thương được điều trị kịp thời sẽ có thể được chữa lành.

4. Sử dụng giày dép phù hợp

 Mục đích của việc sử dụng giày dép phù hợp chính là giúp cho bệnh nhân tránh được những chấn thương do giày dép mang lại trong quá trình sử dụng. Khi chọn giày dép, bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý các yếu tố như: form dáng, độ cứng, kiểm tra dị vật bên trong bằng tay… để có thể chọn lựa được giày dép phù hợp nhất cho bản thân cũng như tránh được những tổn thương không đáng có.

5. Cắt móng chân đúng cách

Mục đích của việc cắt bàn chân đúng cách là giúp bàn chân tránh được những chấn thương do cắt móng, bệnh nhân lưu ý không cắt sâu, không mài dũa. Khi cắt, tránh dùng lực quá mạnh, chọn kéo cắt móng phẳng, các móng nên được cắt tròn viền, không nên để góc cạnh. Tránh lấy khóe móng quá nhiều vì có thể làm tổn thương da.

7 nguyên tắcchăm sóc bàn chân Bác sĩ bệnh viện Đại Học Y Hà Nội khuyên người bị đái tháo đường nên tuân thủ: Thực hiện đúng, đủ thì chẳng lo rủi ro tàn phế - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

6. Tuân thủ điều trị bệnh tiểu đường, kiểm soát tốt đường huyết, theo dõi đường máu thường xuyên

Bệnh nhân đái tháo đường  nên tuân thủ đúng đủ theo hướng dẫn của bác sĩ  khi điều trị bệnh tiểu đường tại nhà. Điều này sẽ có tác dụng phòng ngừa biến chứng bàn chân và  giúp cho việc điều trị hiểu quả hơn, giảm thiểu được những rủi ro của bệnh.

7. Một số việc không nên làm khi chăm sóc bàn chân tại nhà

- Không tự sưởi ấm, chườm ấm bàn chân bằng bếp than , túi sưởi, đèn sưởi

- Không tự ý gọt chai chân tại nhà vì rất dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Thay vì tự xử lý, người bện nên đến bệnh viện và nhờ sự trợ giúp của bác sĩ chuyên môn.

- Không tự ý chăm sóc vết thương tại nhà như tự ý dùng kháng sinh hay tự ý thay băng vết loét.

7 nguyên tắcchăm sóc bàn chân Bác sĩ bệnh viện Đại Học Y Hà Nội khuyên người bị đái tháo đường nên tuân thủ: Thực hiện đúng, đủ thì chẳng lo rủi ro tàn phế - Ảnh 4.

Ánh Lê

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên