7 thói quen nhiều người làm tưởng chừng rất bình thường nhưng lại là "thủ phạm" âm thầm gây hại sức khỏe
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người có thói quen tốt như sáng dậy uống một cốc nước ấm, đi dạo sau bữa ăn và ngâm chân trước khi đi ngủ… Nhưng có một số thói quen chúng ta cho rằng rất bình thường, lại là thủ phạm đánh cắp sức khỏe.
- 05-12-2020Một khóa học nhảy dù cho tôi học được 6 thứ hay ho giúp cuộc sống ý nghĩa hơn gấp 100 lần: Đừng sống một đời hối tiếc vì đã không nắm lấy cơ hội
- 05-12-2020Muốn thành công, sung túc đừng đầu tư nhầm chỗ: 2 điều cần ưu tiên hơn cả để có cuộc sống giàu có cả nghĩa đen và nghĩa bóng
- 05-12-20204 loại thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng từ chối ăn, đa số đều là các món khoái khẩu của nhiều người: Không đủ chất mà lại hại thân!
7 thói quen dưới đây có thể gây hại cho sức khỏe
1. Trầy xước ngón tay, vội vàng cho ngay vào miệng
Ảnh minh họa
Nhiều người có thói quen khi bị cắt vào tay chảy máu, dùng miệng "hút" máu, điều này không có lợi cho sức khỏe. Hành vi liếm vết thương thường xảy ra đối với động vật, đối với chúng là cách tốt nhất để làm sạch vết thương, tuy nhiên phương pháp này không phù hợp với con người, chức năng miễn dịch của người và động vật là khác nhau.
Chỉ 1% nước bọt là lysozyme - yếu tố đông máu… có thể tiêu diệt một số vi khuẩn trên vết thương và cầm máu, nhưng số lượng vô cùng ít. Hơn nữa, miệng của chúng ta có rất nhiều vi khuẩn, khi chúng ta liếm vết thương, những vi khuẩn này sẽ được đưa đến vết thương và dễ xảy ra nhiễm trùng .
Phương pháp đúng:
- Vết cắt và trầy xước thông thường: Chỉ chảy máu nhẹ, khử trùng bằng chất khử trùng chuyên dụng.
- Vết cắt do vật sắc nhọn: Rửa sạch vết thương bằng nước ấm, sau đó lau cẩn thận bằng nước oxy già, tốt nhất là dùng gạc băng lại. Nếu vết thương nghiêm trọng, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
2. Cắt móng tay quá ngắn
Ảnh minh họa
Cắt móng tay là việc rất đơn giản, rất nhiều người thích cắt móng tay ngắn, và cho rằng để móng tay càng ngắn càng tốt, kỳ thực như vậy là không tốt. Bởi vì nếu cắt móng tay quá ngắn thì sẽ giảm đi tác dụng bảo vệ giữ gìn đầu ngón tay. Đặc biệt cần chú ý, nhất định không nên cắt hai bên móng tay quá sâu, nếu không thì chỗ móng tay mới mọc sẽ đâm vào trong da thịt, dễ làm da bị viêm nhiễm.
Phương pháp đúng: Cắt sửa móng tay thành đầu bằng là thích hợp nhất, không cần cắt quá sâu, như vậy móng tay vừa có tác dụng bảo vệ giữ gìn đầu ngón tay, lại ngăn ngừa vết bẩn tích luỹ trong móng tay.
3. Thích gội đầu bằng nước nóng trên 40 độ C
Nếu bạn thường gội đầu với nhiệt độ nước trên 40 độ C, không những không làm tóc sạch mà còn làm tổn thương các nang tóc, kích thích tuyến bã nhờn của da đầu, khiến tóc tiết nhiều dầu hơn. Về lâu dài có thể xuất hiện các dấu hiệu rụng tóc , kèm theo đó là đau đầu, chóng mặt và các cảm giác khó chịu khác.
Phương pháp đúng: Nhiệt độ nước thích hợp để gội đầu là 30 - 35 độ C. Tốt nhất, mọi người nên làm ướt tóc trước khi gội đầu, nếu không, lỗ chân lông chưa mở hết, không có lợi cho việc làm sạch sâu.
4. Bàn chải đánh răng đặt gần nhà vệ sinh
Ảnh minh họa
Thông thường bồn rửa mặt được đặt bên cạnh bồn cầu, và nhiều người đã quen để bàn chải đánh răng trên bồn rửa. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có tới 496.000 vi khuẩn trên mỗi cm vuông trên bồn cầu và vi khuẩn có thể bắn cao tới 30cm khi xả nước. Trong quá trình xả nước bồn cầu, những tia nước bị nhiễm vi khuẩn sẽ bay lơ lửng trong không khí, cuối cùng bám vào bề mặt các vật dụng đặt gần bồn cầu, bàn chải đánh răng có khả năng bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, khi đánh răng, rất dễ "đưa vi khuẩn vào miệng".
Phương pháp đúng: Bảo quản bàn chải đánh răng trong môi trường khô ráo và thoáng khí, nên đặt nhiều bàn chải đánh răng cách nhau, tránh để chúng thành đống và đối đầu nhau. Thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng một lần.
5. Khi tắm, thường xuyên ngoáy rốn
Rốn là phần còn lại của dây rốn, qua đó thai nhi có thể hấp thụ chất dinh dưỡng và chuyển hóa chất thải. Khi thai nhi được sinh ra, dây rốn được thắt lại và bị cắt ra, ẩn trong khoang bụng và trở thành rốn của chúng ta. Khi tắm, mọi người thường có thói quen ngoáy rốn để làm sạch. Tuy nhiên, không nên ngoáy rốn một cách tùy tiện, nếu không sẽ dễ làm tổn thương da, gây viêm nhiễm, hậu quả nghiêm trọng hơn sẽ khiến vi khuẩn kích thích phản xạ thần kinh nội tạng và gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.
Phương pháp đúng: Nếu thấy rốn bẩn và thực sự cảm thấy cần vệ sinh thì bạn hãy lau nhẹ nhàng bằng tăm bông nhúng nước.
6. Sau khi thức dậy gấp chăn luôn
Ảnh minh họa
Khi ngủ, da sẽ thải ra một lượng lớn hơi nước và khí thải mỗi ngày và chăn bông có thể bị ẩm. Đồng thời, tế bào da cũng sẽ bài tiết một số chất nhờn và các chất khác do quá trình trao đổi chất tạo ra, từ đó bám vào chăn bông. Nói một cách đơn giản, chiếc chăn bông đã trở thành một "nguồn ô nhiễm". Nếu bạn gấp chăn bông lại với nhau ngay lập tức sau khi thức dậy, hơi ẩm và khí ẩn sẽ khó thoát ra ngoài, đồng thời vi khuẩn sẽ sinh sôi theo thời gian.
Phương pháp đúng: Sau khi ngủ dậy, lật chăn lại, mở cửa sổ phòng để hơi ẩm và khí trong chăn thoát ra, sau đó để khô khoảng 10 phút trước khi gấp chăn.
7. Sợ gạo không sạch, chà xát nhiều lần
Ảnh minh họa
Một số dữ liệu cho thấy nếu vo gạo hai lần, vitamin mất đi khoảng 40%, muối vô cơ mất khoảng 15%, protein mất hơn 10%. Một số vitamin tan trong nước và muối vô cơ chứa trong gạo chủ yếu tồn tại ở lớp ngoài của hạt gạo, việc vo gạo nhiều lần sẽ dễ làm mất chất dinh dưỡng trên bề mặt gạo, sẽ bị trôi theo nước gạo.
Phương pháp đúng: Nói chung, vo gạo nhẹ nhàng từ 1 đến 2 lần, khi mua gạo số lượng lớn hoặc gạo lâu năm có thể có côn trùng và cát trong gạo, khi đó bạn phải vo gạo cẩn thận. Ngoài ra, vo gạo bằng nước lạnh sẽ làm giảm sự mất chất dinh dưỡng từ bề mặt của gạo.
Nguồn: Sohu
Trí Thức Trẻ