7 thói quen sai lầm mà người giàu tuyệt đối không mắc phải: Học hỏi ngay nếu bạn không muốn suốt đời sống trong nợ ngập đầu
Những người giàu có luôn mang trong mình cách quản lý, chi tiêu tiền bạc cẩn thận nhằm tránh lãng phí những gì kiếm được.
- 19-12-2021Uống 8 cốc nước mỗi ngày thúc đẩy giải độc, cơ thể "sạch bong", đặc biệt trong 4 khung giờ, giúp cả người khỏe đẹp trông thấy
- 17-12-2021Nhà đầu tư “chân dài nhất Việt Nam” đưa câu hỏi khó, Giám đốc quỹ kỳ cựu trả lời đầy bất ngờ, không quên “hỏi xin 3 chữ cái”
- 17-12-202130 tuổi chưa tiết kiệm nổi 100 triệu đồng, rất có thể bạn đang vấp phải 3 SAI LẦM không mong muốn nhất: Cần thay đổi sớm
Những đại gia, triệu phú sở hữu trong tay khối tài sản lớn luôn biết cách làm cho tiền đẻ ra tiền và nghĩ cách quản lý từng đồng tiền của mình kiếm được sẽ không bị lãng phí, chi tiêu đúng mục đích.
Những người nổi tiếng giàu có trên thế giới như Bill Gates - sáng lập Microsoft hay Eric Schmidt - cựu CEO của Google và cả CEO Warren Buffett của Berkshire Hathaway... luôn biết tiền của họ đang ở đâu, đi đâu và được dùng như thế nào. Bằng cách này, họ mới giữ được tiền và dùng tiền đầu tư đúng chỗ.
Dưới đây chính là các sai lầm mà những người giàu có trên thế giới không bao giờ phạm phải trong chuyện tiền nong. Tất cả chúng ta đều có thể học hỏi từ họ.
1. Không lãng phí tiền vào các khoản phí
Với người giàu có, mỗi một phút cũng đều quý giá, bởi họ có thể tận dụng khoảng thời gian đó để kiếm được số tiền lớn. Và tất nhiên với những người đã biết sắp xếp nếp sống quy củ, tránh lãng phí thời gian thì tài chính cũng được quản lý cẩn thận, tránh các khoản lãng phí không đáng có.
Những người giàu luôn nhớ thanh toán các hóa đơn điện, nước... đúng hạn, tránh bị chậm dẫn đến các khoản phạt không đáng có. Những khoản phạt đó dù ít vẫn là một sự lãng phí không cần thiết.
Thông thường, họ sẽ tận dụng tính năng tự động thanh toán, hoặc trừ khoản đó trực tiếp thông qua tài khoản hàng tháng. Như vậy, dù họ có bận rộn đến mấy thì tiền vẫn được trả đúng hạn và họ sẽ không lo lắng về các khoản tiền phạt thanh toán trễ. Đặc biệt, các khoản nợ thẻ tín dụng phải trả đúng hạn mà phía ngân hàng đưa ra để không bị tính thêm phí phát sinh do đóng trễ, gây ảnh hưởng đến lịch sử thẻ tín dụng.
2. Chú ý đến điểm tín dụng
Trước khi bạn muốn vay khoản tiền nào đó, điểm tín dụng hay lịch sử tín dụng sẽ là thước đo để ngân hàng quyết định có cho bạn vay hay không hoặc cho vay ở mức độ nào.
Nếu điểm tín dụng cao, lịch sử tín dụng tốt, trả các khoản nợ thẻ tín dụng hay các khoản vay đúng hạn, bạn có thể hưởng mức lãi suất thấp, thậm chí được đồng ý cho vay ngay khi cần. Trong trường hợp lịch sử tín dụng của bạn "be bét", có thể ngân hàng sẽ ngần ngại cho bạn vay và thậm chí là từ chối.
Những người giàu có thấu hiểu điều này nên họ luôn chú ý đến điểm tín dụng và lịch sử tín dụng, luôn đảm bảo cho nó ở mức tốt nhất. Thay vì thấp thỏm nỗi lo điểm tín dụng, bạn nên tập thói quen theo dõi sát các khoản nợ mình đang có và nhớ thanh toán đúng kỳ hạn ngân hàng đưa ra, làm được vậy thì lịch sử tín dụng luôn đẹp thôi.
3. Không tiêu xài bốc đồng
Nhiều người thấy các triệu phú chi "núi tiền" vào những thứ nghe vô bổ như xe siêu sang Lamborghini, nhưng có những thứ họ lại dùng hàng rất rẻ tiền.
Ví dụ, ông Bill Gates đeo đồng hồ chỉ 10 USD, hay đại gia Warren Buffett chỉ ăn bữa sáng tại một cửa hàng đồ ăn nhanh mỗi ngày và mức giá không bao giờ quá 3,17 USD. Giàu có như Mark Zuckerberg mà cũng chỉ lái chiếc ô tô số sàn thôi đấy.
Nhà nghiên cứu thị trường Pam Danziger cho rằng người giàu không giàu lên bằng cách chi tiêu những gì họ có, họ hiểu hơn ai hết việc mua sắm cẩn trọng. Chi tiêu bốc đồng, thiếu suy nghĩ dẫn đến nợ nần, tiêu vượt quá khả năng mình có sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
4. Không bị rơi vào các bẫy quảng cáo
Quảng cáo, các chiến dịch marketing đầy rẫy xung quanh chúng ta. Bất cứ nhãn hàng nào cũng muốn dùng đủ chiêu trò để hút khách, song những người giàu có sẽ tránh bị rơi vào những "cái bẫy" này. Khi mua sắm, họ đánh giá cao giá trị, cân nhắc chất lượng thực sự so với giá cả.
Còn bản thân bạn, nếu muốn áp dụng thì cần chú ý xem xét kỹ trước khi mua hàng, dù chỉ là mua món đồ nhỏ. Bạn nên mua những thứ mắc tiền nhưng được sản xuất với chất lượng tốt và có thể dùng nhiều năm. Chớ ham đồ rẻ vì sử dụng vài lần đã phải bỏ đi hoặc tiền sửa chữa sẽ tốn hơn rất nhiều.
5. Không suy nghĩ ngắn hạn khi đầu tư
Tỷ phú và cựu giám đốc điều hành Google, Eric Schmidt, cho rằng giao dịch "lướt sóng" khi mua bán cổ phiếu không làm cho mọi người trở nên giàu có. Ông nói, suy nghĩ dài hạn trong các khoản đầu tư mới là yếu tố quyết định.
Tỷ phú Warren Buffett cũng khẳng định sẽ luôn dùng chiến lược dài hạn khi đầu tư. Điều này cho thấy nếu nóng vội sẽ không đạt được thành quả. Phải có tầm nhìn, chịu đựng sự biến động của thị trường, sự lên xuống của giá cổ phiếu thì bạn mới có được một kết quả tốt nhất về lâu dài.
6. Không chỉ có một nguồn thu nhập
Thực tế, trong xã hội ngày nay, chỉ người có lương cao mới dám sống với một nguồn thu nhập. Còn mọi người đều muốn kiếm nhiều tiền hơn với 2-3 nguồn thu nhập nhằm mua được thứ mình thích, sống thoải mái và tận hưởng cuộc sống.
Người giàu đã có nhiều tiền nhưng họ chẳng bao giờ dựa vào một nguồn thu nhập. Họ sẽ tính toán làm sao đầu tư tiền để tạo thêm nguồn thu nhập khác hoặc dùng kiến thức chuyên môn để nhận thêm các việc khác.
Ví dụ như Jay Lenon, diễn viên kiêm MC của Mỹ nói, khi dẫn chương trình "The Tonight Show", ông vẫn đều đặn nhận thêm hàng trăm show diễn khác. "Tôi luôn có 2 khoản thu nhập, gửi ngân hàng một khoản và tiêu một khoản", ông chia sẻ.
7. Đua đòi, mua cho bằng thiên hạ
Thực tế ai cũng thích iPhone nhưng không phải người giàu nào cũng chịu chi tiền để mua nó. Ví dụ như Warrent Buffett chưa bao giờ sở hữu iPhone. Ông không mua nó và có một người tặng iPhone làm quà, nhưng tỷ phú này chưa bao giờ sử dụng.
Các thiết bị công nghệ thay đổi như vũ bão, nâng cấp các tính năng thường xuyên khiến khách phải bỏ tiền túi để theo cho kịp. Chính điều này làm cho bạn muốn chi tiền để mua khi thấy bạn bè, hàng xóm, hoặc đồng nghiệp có món đồ công nghệ mới. Tuy nhiên, không phải họ có mình cũng phải đua đòi theo.
Elle Kaplan - Nhà sáng lập kiêm CEO LexION Capital cho biết, thực tế bản thân bạn quan trọng hơn nhận thức của mọi người. Ông cho rằng, mọi người nên chủ động quyết định cuộc sống mình muốn ở hiện tại cũng như tương lai, đừng để người khác đưa ra quyết định đó thay bạn.
(Nguồn: CNBC)
Pháp luật & Bạn đọc