8 biện pháp được nghiên cứu bởi khoa học có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer và giúp bạn vượt qua chứng mất trí nhớ
Alzheimer hiện nay đang trở thành một căn bệnh phổ biến toàn cầu và là một trong số các nguyên nhân gây tử vong đứng đầu thế giới. Trong khi đột quỵ và bệnh tim đã giảm lần lượt 23% và 14% từ năm 2000 đến 2013, Alzheimer, lại tăng lên 71%, theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh.
Khi bệnh tiến triển sẽ xuất hiện các triệu chứng bao gồm sự nhầm lẫn, khó chịu, thay đổi tâm trạng, mất khả năng phân tích ngôn ngữ, mất trí nhớ dài hạn, suy giảm các giác quan. Dần dần, cơ thể sẽ mất đi một số chức năng, cuối cùng dẫn đến cái chết. Bệnh Alzheimer có thể phát triển tiềm tàng trong một thời gian dài trước khi xuất hiện những triệu chứng có thể phát hiện được bệnh. Thông thường khi các triệu chứng này bộc lộ, thì người bệnh chỉ có thể sống được khoảng 7 năm, dưới 3% bệnh nhân sống thọ thêm 14 năm sau khi phát hiện bệnh.
Nhưng có điều gì có thể ngăn chặn hoặc ít nhất là làm chậm căn bệnh giết người này không? Tin xấu là hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị Alzheimer hay bệnh mất trí nhớ. Mặc dù có nhiều hoạt động có thể thực hiện để ngăn chặn sự khởi phát của căn bệnh này.
Dưới đây là 8 thay đổi lành mạnh mà bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung.
1. Bỏ hút thuốc
Có một triệu lý do để bỏ hút thuốc ngay bây giờ, từ việc giảm nguy cơ mắc bệnh phổi, Alzheimer, đến kéo dài tuổi thọ của bạn. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Alzheimer, hút thuốc lá có liên quan đến sự khởi phát sớm của chứng mất trí nhớ và chiếm khoảng 4,7 triệu trường hợp mắc Alzheimer trên toàn thế giới.
Cụ thể, hút thuốc lá sẽ gây ra quá trình "stress oxy hóa não", một sự thiếu cân bằng giữa các gốc tự do (một phân tử với một điện tử độc lập hoặc chưa tạo thành cặp (unpaired electron)) và các chất chống oxy hóa trong cơ thể. Các gốc tự do được chứa trong hắc ín của thuốc lá và khí được tạo ra do hút thuốc.
2. Bổ sung vitamin B12
Illustration – Shutterstock | bitt24
Vitamin B12 là một thành phần dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe. Theo Tổ chức Bổ sung Chế độ Ăn kiêng (ODS), B12 giúp giữ cho các dây thần kinh, tế bào máu khỏe mạnh và tạo ra DNA. DNA là phân tử mang thông tin di truyền dưới dạng bộ ba mã di truyền quy định mọi hoạt động sống của các sinh vật và hầu hết virus.
Thiếu B12, cơ thể của bạn sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau như mệt mỏi, chán ăn và thiếu máu. Hơn nữa, đó cũng có thể là nguyên nhân gây trầm cảm, rối loạn, mất trí nhớ và trí nhớ kém, tất cả các dấu hiệu của bệnh Alzheimer.
Ngoài việc bổ sung vitamin, chế độ ăn kiêng với thực phẩm giàu B12 có thể giúp ích rất nhiều cho cơ thể của bạn. Chúng bao gồm thịt, hải sản, thực phẩm tăng cường như ngũ cốc ăn sáng, các sản phẩm từ sữa và trứng.
3. Tập thể dục thường xuyên
Một trong những chìa khóa cho cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh là tập thể dục đều đặn. Theo President’s Council on Sports, Fitness, and Nutrition, để có một cuộc sống khỏe mạnh thì người lớn cần tập ít nhất 30 phút và 60 phút đối với trẻ em mỗi ngày. Các bài tập có thể là những bài thể dục nhịp điệu đơn giản, đi bộ hoặc những động tác đòi hỏi cường độ tập luyện cao hơn.
Theo một nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí Science, tập thể dục giúp bổ sung cho bộ não khả năng phát triển hệ thần kinh, cải thiện lưu lượng máu và sức khỏe của tim. Vì vậy, tập luyện hàng ngày có thể là một vũ khí chính trong việc chống lại chứng mất trí.
4. Tăng lượng vitamin D trong cơ thể
Illustration – Shutterstock | TravnikovStudio
Vitamin D thường được gọi là vitamin ánh nắng mặt trời. Chỉ cần 10 phút 30 phút tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giữa trưa một vài lần một tuần có thể cung cấp cho bạn tất cả lượng vitamin D cơ thể cần. Thành phần này rất quan trọng trong việc giúp cơ thể bạn bổ sung thêm canxi, cũng như làm giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Thêm vào đó, một nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí Neurology đã xác nhận rằng, thiếu vitamin D có liên quan đến việc tăng đáng kể nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
Theo Văn phòng Bổ sung Chế độ Ăn kiêng, nếu bạn bị thiếu vitamin D và không muốn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi trưa. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như cá, nấm, phô mai và sữa cho cơ thể.
5. Uống cà phê
Bạn có biết rằng một tách cà phê buổi sáng có thể là cách tốt nhất để giúp bạn thức dậy, và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. Theo Tạp chí Bệnh Alzheimer, việc uống cà phê 3-5 ly mỗi ngày đối với người trung niên có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ hoặc Alzheimer khoảng 65% ở tuổi cuối đời.
6. Giảm thiểu việc uống rượu, bia
Việc sử dụng rượu quá mức theo thời gian có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể như tổn thương gan, não, và gây ra chứng mất trí nhớ.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người say rượu hoặc uống một lượng lớn rượu trong một thời gian ngắn, có nhiều khả năng mắc bệnh Alzheimer và bất kỳ hình thức sa sút trí tuệ nào khác so với những người uống ít hơn.
7. Tập các bài tập cho não bộ
Illustration – Pixabay | congerdesign
Giữ cho bộ não của bạn sắc bén với các câu đố, toán học và các trò chơi thử thách tinh thần là một cách tuyệt vời để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ ở người trưởng thành, theo Tổ chức Khám phá dược phẩm Alzheimer.
8. Cơ thể bạn cần có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn
Việc không ngủ đủ giấc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với trạng thái cảm xúc, cơ thể và tâm trí của bạn. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, chỉ cần bạn bị mất ngủ một đêm cũng có thể dẫn đến sự gia tăng beta-amyloid, một loại protein trong não liên quan đến chức năng não bị suy giảm và bệnh Alzheimer.
Thee Poch Times