8 dấu hiệu thầm lặng báo hiệu bạn đang bị stress nặng: Đừng bỏ qua lời "kêu cứu" của cơ thể
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, con người đang dễ căng thẳng hơn. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ.
- 12-03-2018Xem ngay những dấu hiệu này để biết cơ thể bạn có thật sự khoẻ mạnh hay không
- 12-03-2018Danh sách các loại thực phẩm chuyên gia dinh dưỡng nhắc bạn nên hạn chế ăn nhiều
- 12-03-2018Trì hoãn như một thói quen: Kẻ thù thầm lặng đang 'giết chết' chính bạn như thế nào
Căng thẳng là tình trạng suy giảm tâm lý có những biểu hiện cụ thể trên cơ thể, giống như một căn bệnh mà không phải ai cũng cảnh giác để điều trị sớm. Nếu bạn có bất kì triệu chứng nào trong số những triệu chứng này thì rất có thể, bạn rơi vào tình trạng căng thẳng dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc thường ngày. Hãy lưu ý tới lời "kêu cứu" của cơ thể để biết cách "xả stress", thả lỏng toàn thân để sớm tìm lại sự cân bằng!
Phát ban
Cơ thể đột nhiên bị bao phủ bởi những vết đỏ lẩn mẩn, ngứa ngáy? Rất có thể là do bạn đang trong tình trạng căng thẳng. Tâm lý căng thẳng quá mức trong khoảng thời gian dài sẽ khiến hệ thống miễn dịch trở nên suy yếu, cơ thể không kịp giải phóng amin sinh học mang tên histamine để chống lại bệnh tật. Da cũng sẽ dễ dàng bị kích thích bởi những thứ nhạy cảm như xà phòng, nước nóng, lạnh, kem dưỡng da, chất tẩy rửa... Thời tiết cũng là một trong những yếu tố tự nhiên khiến cơ thể bị stress dễn bùng phát thành phản ứng dị ứng và phát ban.
Khi bị cảm lạnh, đặt một chiếc khăn lạnh ướt lên khu vực da bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng phát ban vẫn không giảm thì hãy dùng thuốc histamine theo chỉ định của bác sĩ.
Trọng lượng thay đổi
Bác sĩ Shanna Levine - chuyên khoa lâm sàng của trường Y học Icahn, New York - cho biết: "Sự căng thẳng kích thích giải phóng hormone cortisol, làm giảm khả năng chuyển hóa lượng đường trong máu và thay đổi cách thức chuyển hóa chất béo, đạm, carbs. Do đó, căng thẳng có thể dẫn đến các hành vi không lành mạnh như ăn uống quá độ hoặc bỏ ăn khiến trọng lượng thay đổi liên tục.
Cải thiện tâm trạng bằng những bữa ăn vặt khoa học, hợp lý với chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ với nhóm người thừa cân và thực phẩm protein với nhóm người thiếu cân, chán ăn.
Nhức đầu liên tục
Bạn đã không đau đầu suốt một thời gian dài nhưng đột nhiên xuất hiện những cơn đau đầu liên tục, đau một bên đầu và có cảm giác các sợi dây thần kinh giật từng đợt theo nhịp mạch đập? Cơn đau có thể xuất hiện một bên hoặc hai bên đầu và nguyên nhân là do tình trạng quá căng thẳng. Căng thẳng làm giải phóng các hóa chất dẫn đến sự thay đổi hoạt động của hệ thần kinh và mạch máu trong não, gây ra đau đầu.
Nếu bạn không muốn dùng ibuprofen để điều trị, hãy thử xoa bóp bằng dầu oải hương hoặc dầu bạc hà xung quanh vùng thái dương.
Đầy bụng và ợ hơi
Stress có thể làm gián đoạn chức năng của đường tiêu hóa theo nhiều cách, khiến cơ thể sản xuất axit tiêu hóa nhiều hơn, dẫn đến chứng ợ nóng. Tiến sĩ Deborah Rhodes, bác sĩ y khoa nội trú của viện Mayo Clinic cho biết: "Stress làm chậm việc tiêu hóa thức ăn từ dạ dày, gây ra chứng ợ khí và đầy hơi, thậm chí có thể làm tăng số lần bị chuột rút và tiêu chảy".
Nếu mắc phải triệu chứng này, hãy thử uống trà gừng, một trong các phương pháp chữa đau dạ dày tự nhiên rất hữu hiệu. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nên uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Dễ bị cảm lạnh
Tình trạng căng thẳng là một trong những nguyên nhân làm giảm chức năng hoạt động của hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh.
"Người đang đối mặt với tình trạng căng thẳng có nguy cơ dễ bị nhiễm bệnh cao gấp đôi so với những người bình thường, đặc biệt là bệnh cảm cúm vì hệ thống miễn dịch không thể ngăn chặn sự xâm lấn của các virut gây bệnh", tiến sĩ Levine thuộc Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh nói.
Bổ sung kẽm và đảm bảo giấc ngủ trong vòng 24 giờ sau khi bị bệnh. Ngoài ra, thiền, tập thể dục đều đặn và ngủ nhiều cũng có thể giúp giảm căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch.
Mọc mụn trứng cá
Mụn trứng cá chỉ là cơn ác mộng trong thời kì dậy thì? Không, căng thẳng cũng là nguyên nhân khiến mặt xuất hiện mụn nhọt nổi loạn. Khi bị stress, cơ thể giải phóng ra nhiều hormone cortiscol, hình thành chất nhờn và bã dầu trên tuyến da. Dầu dư thừa này có thể bị mắc kẹt bên trong các nang lông, cùng với chất bẩn và các tế bào da chết, tạo ra mụn trứng cá.
Các loại kem đặc trị chứa benzoyl peroxit hoặc axit salicylic có thể trị mụn trứng cá nếu được sử dụng thường xuyên. Hoặc có thể rửa mặt bằng trà xanh. Tính chất kháng khuẩn của trà xanh có thể thúc đẩy quá trình làm sạch da, ngăn chặn sự hình thành mụn.
Rụng tóc
Rụng tóc là hiện tượng bình thường với tất cả mọi người khi nang lông cũ được thay thế bằng nang lông mới theo thời gian. Tuy nhiên, căng thẳng sẽ đẩy hanh quá trình đó khiến số lượng tóc bị rụng nhiều hơn mức bình thường. Đây là dấu hiệu của tóc đang cho biết về sức khoẻ của bạn.
Suy giảm trí nhớ
Tiến sĩ Levine cho biết hormone cortisol là nguyên nhân gây ra tình trạng mất tập trung và các vấn đề về trí nhớ cũng như lo lắng hoặc trầm cảm.
Hãy thư giãn cho đến khi bạn lấy lại tâm trí bình ổn trở lại. Thực hành thiền tịnh tâm đơn giản bằng cách nhắm mắt và hít thở sâu, từ từ.
Reader