8 điều giúp nâng cao cảm giác hạnh phúc khi sống một mình, thay đổi ngay để về già không sợ cô đơn
Về già, nếu vẫn chưa kiểm soát được cảm giác cô đơn trong lòng thì thật sự đáng lo lắng.
- 06-11-2023Không lương hưu, không ở cùng con, vợ chồng U70 bán nhà 6 tỷ đồng, sống hạnh phúc ở những năm cuối đời
- 05-11-2023Từ chuyện dạy con thành thiên tài của ông bố Hungary: Rèn luyện thói quen hạnh phúc, đừng luôn miệng nói về sự kiên trì
- 04-11-2023Vận đào hoa ghé thăm tháng 11, 4 con giáp này hạnh phúc ngập tràn, làm gì cũng thuận lợi và may mắn
Trên Zhihu (nền tảng hỏi đáp và cung cấp kiến thức) có mở một chủ đề: “Làm thế nào để tận hưởng hạnh phúc khi sống một mình, đặc biệt là giai đoạn về già?”.
Người dùng bình luận sôi nổi, trong đó được nhiều lượt thích nhất là câu: “Chỉ cần chấp nhận là đủ. Mà tâm lý chấp nhận này cũng không phải tự nhiên mà có, tìm ra gốc rễ trước rồi rèn luyện từ từ. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ để mai sau đỡ bỡ ngỡ”.
Thật sự may mắn khi cuộc sống của bạn luôn tràn ngập niềm vui và tiếng cười, không biết cảm giác cô đơn là gì. Song ở đời, chẳng mấy ai được như vậy. Do đó, học cách chấp nhận cô đơn và tạo niềm vui cho mình mới là quan trọng nhất.
Bắt đầu thay đổi tư duy bằng 8 điều này từ bây giờ, để về già không lo lắng, bất an:
1. Hiểu được khái niệm “vui vẻ một mình”, tức là sống một mình, đi đi về về một mình một cõi cũng cảm thấy vui, hạnh phúc đủ đầy trong tâm hồn. Đồng thời phải biết “sống một mình trong tỉnh táo”, không mặc định cách sống hạnh phúc của người khác cũng phù hợp với bản thân. Đôi khi, hạnh phúc của mỗi người hoàn toàn khác biệt, theo cách riêng.
2. Ai sống ở đời cũng có lúc cô đơn. Nhưng bạn không thể cắt đứt mối liên hệ với người khác và cô lập hoàn toàn bản thân chỉ vì cô độc một mình. Thay vào đó hãy dung dị và cởi mở tìm kiếm. Nếu người nào đó muốn bước chân vào thế giới của bạn, hãy sẵn sàng chào đón, biết đâu bạn tìm được tri kỷ tâm giao.
3. Nhà triết học người Anh của thế kỷ 20, Bertrand Russell nói: Bí quyết của hạnh phúc là cố gắng mở rộng phạm vi sở thích và thân thiện nhất có thể với những người/điều bạn quan tâm.
4. “Một người chỉ có thể là chính mình khi ở một mình. Nếu không thể tận hưởng sự cô độc, người ta thường không thể yêu tự do, vì chỉ khi ở một mình, anh ta mới thực sự tự do” - Arthur Schopenhauer, nhà triết học người Đức.
5. Ở một mình và cô đơn là hai việc khác nhau. Ở một mình là một loại năng lực, và cô đơn chỉ là cảm giác. Người ở một mình không nhất thiết cảm thấy cô đơn, và người cô đơn cũng chưa chắc ở một mình.
6. Hãy tự giác và học cách quản lý, sắp xếp thời gian của mình. Hãy làm những gì bạn thích, những điều có ý nghĩa với bạn. Hạnh phúc đích thực không đến từ sự giàu có hay vinh quang, mà là khi chúng ta làm điều gì đó đáng làm, có ý nghĩa và cảm thấy hài lòng trong nội tâm.
7. Có ba trạng thái cô đơn. Thứ nhất là lo lắng bất an, hoang mang bối rối, vô tâm với mọi việc và chỉ tập trung thoát khỏi sự cô đơn; thứ hai là dần dần quen với sự cô đơn, ổn định, thiết lập trật tự cuộc sống và sử dụng việc đọc, viết hoặc những thứ khác để xua tan nỗi cô đơn; thứ ba là nỗi cô đơn tự nó trở thành mảnh đất thơ c, là cơ hội để sáng tạo, chiêm nghiệm sâu sắc về sự tồn tại, cuộc sống và bản thân.
Ở một mình là khoảnh khắc đẹp và trải nghiệm tuyệt vời trong cuộc sống, tuy có chút cô đơn nhưng trong nỗi cô đơn lại có cảm giác thỏa mãn.
8. Trên đời có một số người, điều họ sợ nhất là ở một mình, để họ ở một mình một thời gian giống như một loại tra tấn. Chỉ cần rảnh rỗi, họ phải tìm một nơi để bản thân không bị cô đơn bủa vây, giày vò. Nhìn từ bề ngoài, cuộc sống của họ rất sôi động nhưng thực chất bên trong lại vô cùng trống rỗng. Tất cả những gì họ làm là tìm cách trốn tránh đối mặt với bản thân.
Trải nghiệm nhiều rồi mới biết, ở một mình không đáng sợ, ghê gớm nhất chính là cô đơn sâu trong tận xương tủy, dù chung vui trong đám đông cũng lạc lõng vô bờ.
Về già, nếu vẫn chưa kiểm soát được cảm giác cô đơn trong lòng thì thật sự đáng lo lắng. Bởi lẽ, họ phải đối mặt với thứ gọi là “sinh lão bệnh tử”, đã kinh qua nhiều thăng trầm và mất mát.
Song lúc này, người già mạnh mẽ và dung dị thường chọn ở một mình, an hưởng tuổi già, đời chậm nhưng vẫn bình yên. Người già có tâm hồn nhạy cảm và thiếu thốn lại chỉ muốn con cháu kề bên, không có thì không sống được.
Do đó, chấp nhận cô đơn và tự tìm kiếm thú vui cho mình mới là cách sống trí tuệ ở tuổi xế chiều. Đừng để chút loay hoay này lãng phí thời gian vốn không còn bao nhiêu của mình!
Phụ nữ số