MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

8 hố lớn trong đời con người đang tự đào để chôn mình, hãy tỉnh táo để không "mất mạng"!

29-06-2017 - 18:02 PM | Sống

Cuộc sống có không ít cạm bẫy và nhiều khi, không phải ai khác mà chính chúng ta tự đẩy mình xuống dưới. Bạn đã bao giờ rơi vào những tình huống như thế?

1. Không hiểu được hai từ "chắc chắn"

Mỗi một người sống trong một tập thể, đầu tiên phải biết rõ đạo lý phát triển chắc chắn từng bước. Phàm là những người muốn một bước lên trời đều là những kẻ điên. Và khi một người phát điên, đó có lẽ cũng là lúc anh ta bắt đầu tự hủy diệt chính mình.

Trên thế giới, bất cứ sự việc nào cũng có một quá trình phát triển ổn định từng bước, từng bước một. Nếu không hiểu quy luật này, làm việc nóng vội sẽ chẳng khác nào tự đào mộ chôn mình.

Vì thế, bất luận là bạn làm quan, theo đuổi nghiệp học hành hay kinh doanh hoặc thậm chí là mai danh ẩn tích chốn giang hồ, cũng đều phải hiểu đạo lý:

Cần bước những bước thật chắc chắn, tránh để bị vấp ngã, dùng lối tư duy lành mạnh song hành cùng với một cơ thể dồi dào sức khỏe. Có như thế, làm bất cứ việc gì, bạn cũng sẽ làm một cách có hệ thống, không bị loạn, không bị mù quáng và không dễ dàng bị mắc lừa.


Dù làm bất cứ việc gì, cũng cần phải có sự chuẩn bị, đảm bảo rằng bạn sẽ bước từng bước chắc chắn. Đó là cách giúp chúng ta tránh được những cú ngã đau đớn mà có khi chúng ta không thể thoát ra được.

Dù làm bất cứ việc gì, cũng cần phải có sự chuẩn bị, đảm bảo rằng bạn sẽ bước từng bước chắc chắn. Đó là cách giúp chúng ta tránh được những cú ngã đau đớn mà có khi chúng ta không thể thoát ra được.

2. Không biết bình tĩnh

Thường vào những lúc cảm xúc quá kích động, mỗi người sẽ làm ra những việc thiếu suy nghĩ, bất chấp tất cả, không lường đến hậu quả sẽ nghiêm trọng đến đâu.

Vào những lúc như thế, việc mà con người cần làm được nhất, đó chính là khống chế, kìm hãm cho được sự nóng nảy của mình, hãy dùng năng lực tư duy thông thường để nghĩ một chút về nguyên nhân, hậu quả của vấn đề. Câu này ai cũng có thể nói nhưng thực hiện không hề dễ.

Vậy nên rất cần sự cố gắng của bản thân mỗi người. Khi nóng giận, hãy đừng để bản thân cư xử tùy tiện, hãy lập tức "phanh xe" để đảm bảo an toàn trước khi đi tiếp.


Giữ được một cái đầu lạnh, một tâm thái bình tĩnh sẽ giúp chúng ta xử trí mọi việc theo cách thấu đáo nhất.

Giữ được một cái đầu lạnh, một tâm thái bình tĩnh sẽ giúp chúng ta xử trí mọi việc theo cách thấu đáo nhất.

3. Không biết khiêm tốn

"Làm người không nên quá khoa trương", câu nói này không chỉ thịnh hành chốn quan trường mà đúng với hầu hết tất cả mọi người trong chúng ta.

Những người thích khoe khoang đôi khi tự rước họa vào thân trong khi những người biết khiêm tốn thận trọng thường xuyên gặp được điều may mắn.

Họ không ý thức được việc khoa trương, nâng cao bản thân trước mặt người khác vô hình chung lại đang chế giễu chính bản thân mình. Những người không biết khiêm tốn như thế được ví giống như những chiếc gai, thường làm người khác bị thương và chắc chắn sẽ bị người khác chặt bỏ.

4. Không biết tính toán

Trong cuộc sống hiện thực, con người chúng ta thường nói "xã hội phức tạp, giang hồ hiểm ác", nếu không có sự chuẩn bị, phòng bị từ trước, chắc chắn sẽ bị thua thiệt.

Thế nên làm bất cứ việc gì cũng vậy, khi bắt tay vào làm, việc đầu tiên là chúng ta nên xem xét, nắm bắt tình hình cụ thể để từ đó tính toán, lên kế hoạch làm sao cho hợp lý, như vậy mới mong đạt được kết quả tốt theo cách hiệu quả nhất.

Sống trên đời một khi không biết tính toán sẽ khó có thể thành công nếu chưa muốn nói tới những hậu quả nghiêm trọng hơn.


Tính toán là một trong những cách đảm bảo cho mỗi chúng ta khi làm việc có thể giảm thiểu tối đa những sự cố không mong muốn.

Tính toán là một trong những cách đảm bảo cho mỗi chúng ta khi làm việc có thể giảm thiểu tối đa những sự cố không mong muốn.

5. Không biết đến hai chữ "chú tâm"

Làm bất cứ việc gì cũng đều cần chuyên tâm, dốc sức làm hết mình mới có thể gặt hái thành tích.

Đừng viện quá nhiều lý do để chống chế cho bản thân. Thay vào đó, đã làm việc gì, hãy làm cho đến nơi đến chốn. Vạch rõ mục tiêu cụ thể và nhớ đừng lập quá nhiều mục tiêu bởi điều đó đồng nghĩa với việc bạn chẳng có mục tiêu gì.

6. Không biết buông bỏ

Bản tính của con người rất khó thay đổi và quả thực điều này cũng không thể cưỡng cầu.

Có những người bản tính ương bướng, khi gặp phải nhiều vấn đề, họ cho rằng cố đến cùng kiểu gì cũng sẽ có kết quả.

Thế nhưng họ đã nhầm. Có một số việc chúng ta càng so đo, càng cố mà không chịu buông bỏ, chúng càng trở nên phức tạp và lôi ta lún mỗi lúc một sâu xuống "cá hố" đó, không thể tự bứt ra được.

Mỗi người nếu phải gánh trọng trách quá lớn, áp lực tâm lý quá nặng nề sẽ dẫn đến các hành vi không còn chuẩn mực. Học cách buông bỏ những điều không đáng bận tâm, cuộc sống của bạn sẽ được giải thoát, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

7. Không biết cần mẫn, tiết kiệm

Có một thực tế là những người giàu có thực sự đều là những người cần mẫn và tiết kiệm.

Trong khi đó có không ít người trong xã hội hiện nay chỉ biết sống hưởng thụ và hoang phí.

Họ sẵn sàng ỉ ôi chê việc nhỏ không làm, nuôi mộng muốn kiếm tiền thật nhiều, thật nhanh. Thế nhưng khi tiền còn chưa kiếm được, họ đã "vung tay quá trán", tiền tiêu cháy túi. Khi tình hình trở nên khó khăn, bí bách, họ sẵn sàng vay lãi cao để tiêu pha, cờ bạc…

Sai lầm nối tiếp sai lầm, sự thiếu ý thức phấn đấu và tiết kiệm chính là mồ chôn cho những kẻ thiếu ý thức, trách nhiệm với bản thân và xã hội.

8. Không biết giữ gìn sức khỏe

Trong cuộc sống này, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Thế nhưng khi còn trẻ khỏe, nhiều người không nghiệm ra được chân lý này.

Họ lao vào làm việc, lao vào những cuộc vui…, quên lãng việc chăm sóc cho sức khỏe mỗi ngày, đánh đổi sức khỏe lấy những cái lợi trước mắt.

Chỉ đến khi mắc bệnh rồi, con người ta mới tỉnh ngộ, hối hận rằng bình thường khi khỏe mạnh đã không biết trân trọng, giữ gìn sức khỏe, không biết nghỉ ngơi đúng giờ, không biết làm việc sao cho hợp lý…

Thậm chí có những người chỉ vừa khỏi bệnh đã lập tức ngược đãi sức khỏe. Tính toán danh lợi, làm việc quá sức; ham mê tửu sắc vô độ, không biết tiết chế… đến khi ăn không ngon ngủ không yên, bệnh tật tìm đến, con người mới lại hối hận.


Nếu không muốn tự đào một cái hố cho chính mình, hãy chăm chút cho sức khỏe mỗi ngày.

Nếu không muốn tự đào một cái hố cho chính mình, hãy chăm chút cho sức khỏe mỗi ngày.

Giá như khi còn khỏe, mỗi người có thể nghĩ sâu, nghĩ xa hơn một chút, bớt lao lực, biết trân trọng sức khỏe, giữ tâm hổn, thể trạng luôn thảnh thơi, hẳn chúng ta sẽ không phải gặm nhấm sự hối hận muộn màng.

Theo Diệp Anh

Trí thức trẻ

Trở lên trên