8.000 tỷ USD không đủ để kích thích kinh tế sau cuộc khủng hoảng Covid-19, thậm chí còn thúc đẩy phân hóa giàu nghèo
Sự gia tăng khoảng cách giữa các nước giàu và nước nghèo trong các gói kích thích thời Covid-19 có nguy cơ làm trầm trọng hơn nỗi đau của kinh tế toàn cầu.
- 23-04-2020‘Gục ngã’ vì Covid-19, tỷ phú Richchard Branson khẳng định Virgin Australia chưa kết thúc và sẽ 'sớm quay trở lại'
- 23-04-2020Cập nhật Covid-19 ngày 23/4: 2 con mèo ở New York dương tính với nCoV; Singapore trong 3 ngày liên tiếp có thêm 1.000 ca mới
- 22-04-2020Nghịch lý Nhật Bản: Vì sao giữa tình trạng khẩn cấp vì dịch Covid-19 mà người dân vẫn không từ bỏ rượu bia, quán bar tối nào cũng kín chỗ?
- 22-04-2020Covid-19: Tìm kiếm thẻ xanh tại Mỹ lúc này khó hơn bao giờ hết
Các nước giàu có nhiều tiền để chi tiêu. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, cả Đức và Italy đã phân bổ hơn 30% tổng sản phẩm quốc nội cho việc chi tiêu trực tiếp, bảo lãnh ngân hàng, cho vay…, tạo ra một gói cứu trợ 1,84 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, những con số này không phản ánh tình trạng thực sự của kinh tế toàn cầu. Nhiều nền kinh tế ở châu Phi và Mỹ Latin thậm chí không có được vài tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế đối phó với dịch bệnh.
Chua Hak Bin, một nhà kinh tế cấp cao của Maybank Kim Eng Research Pte tại Singapore, cho biết, chính phủ trên toàn thế giới đang đưa ra các biện pháp hỗ trợ tài chính nhưng không phải tất cả các gói đều giống nhau. Trong khi các nước lớn đổ những khoản tiền kỷ lục, các thị trường mới nổi gần như loay hoay với số tiền ít ỏi. Nếu số tiền kích thích của các nước giàu như một quả tên lửa khoác vai, những nước nghèo thậm chí chỉ có một khẩu súng nước.
Gita Gopinath, chuyên gia kinh tế trưởng của IMF, đã nhiều lần lên tiếng lo ngại rằng các quốc gia đang phát triển, vốn nghèo về cả kinh tế và năng lực kiểm soát dịch bệnh, đang vật vã nhằm ngăn chặn virus lây lan. Nam Phi, quốc gia duy nhất ở lục địa đen nằm trong G20, đã cố gắng tung gói cứu trợ 26 tỷ USD (Mỹ hiện tại là 2,3 nghìn tỷ USD). Trong khi đó, nhiều nước láng giềng vẫn đang loay hoay.
Sự chênh lệch trong các gói kích thích có thể tiếp tục xoáy sâu vào sự chênh lệch giàu nghèo của các quốc gia sau khi Covid-19 quét qua. Đó là tín hiệu đang lo ngại với kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, việc theo dõi các gói kích thích trên toàn cầu là điều không đơn giản, dẫn tới việc so sánh số liệu gặp nhiều khó khăn. Một số quốc gia như Nga không công bố số liệu chính thức về các gói hỗ trợ trong khi các nước như Mexico cung cấp quá ít thông tin để có thể ước tính giá trị.
Trong bảng số liệu của Bloomberg, các khoản hỗ trợ từ các ngân hàng trung ương đã được loại trừ. Họ chỉ tính đến 3 loại cứu trợ chính bao gồm: viện trợ trực tiếp cho các biện pháp y tế đối phó virus; hỗ trợ người tiêu dùng, bao gồm cả phát tiền mặt và các quỹ dành cho doanh nghiệp, bao gồm giảm thuế, hỗ trợ cho vay, bảo lãnh ngân hàng và trợ cấp lương.
Bản đồ kích thích kinh tế toàn cầu thời Covid-19.
Châu Á – Thái Bình Dương
Cho đến nay, các gói kích thích của Trung Quốc đã bị hạn chế đáng kể, với các biện pháp tài khóa giá trị khoảng 3.000 tỷ tệ (424 tỷ USD), tương đương 3% GDP. Số tiền này bao gồm cả thanh toán bảo hiểm thất nghiệp nhanh hơn, thuế giá trị gia tăng thấp hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Ở phần còn lại của châu Á, các chính phủ đang cho thấy sự sẵn sàng ưu tiên kích thích ngắn hạn so với các mối quan ngại thâm hụt dài hạn thông thường. Hỗ trợ tài chính của Nhật Bản đang ở mức 20% GDP trong khi Singapore, Hồng Kông và Australia tung ra các gói chi tiêu tương đương 10% GDP trở nên.
Ở Thái Lan, nơi ngành du lịch chiếm khoảng 20% nền kinh tế, các quan chức đã triển khai một số gói viện trợ kết hợp với những hỗ trợ từ ngân hàng trung ương và các cơ quan tài chính.
Châu Mỹ
Mỹ đã ban hành 3 đạo luật khác nhau trong cùng một giai đoạn nhằm cam kết hỗ trợ hơn 2.000 tỷ USD để hạn chế những tác động của đại dịch. Các nhà lập pháp gần như đã đồng thuận về một gói hỗ trợ gần 500 tỷ USD khác. Tuy nhiên, gói 349 tỷ USD dành cho các doanh nghiệp nhỏ đã hết tiền trong vòng chưa đầy 2 tuần.
Tuần trước, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng Chính phủ sẽ rút một phần tài trợ được phê duyệt để cung cấp 16 tỷ USD thanh toán trực tiếp cho nông dân đang khốn khó vì dịch bệnh cũng như đưa 3 tỷ USD vào việc mua thịt, các sản phẩm từ sữa và những thực phẩm hàng ngày và các đồ ăn khác.
Ở Mỹ Latin, các biện pháp cứu trợ cũng được đưa ra. Các quan chức Argentina tập trung hơn vào việc đàm phán giảm nợ dài hạn trong khi Chỉnh phủ Brazil tiếp tục bất đồng về mối đe dọa từ virus. Ở Mexico, ngay cả những đồng minh của Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador cũng nói rằng ông đã quá hạn chế trong việc tung ra các gói viện trợ tài chính.
Châu Âu
Đức đã cam kết hỗ trợ hơn 1.000 tỷ USD, khoảng một nửa trong số đó dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng. Chính quyền Anh cũng đang được khen ngợi với các biện pháp kích thích của mình với tổng giá trị lên tới hơn 500 tỷ USD, bao gồm viện trợ cho người làm bị ảnh hưởng cũng như nhóm người tự kinh doanh dễ bị tổn thương.
Chính phủ Nga không đưa ra một khoản tiền cụ thể cho những gói kích thích nhưng theo một số tính toán, nó rơi vào khoảng 38,6 tỷ USD.
Trung Đông và châu Phi
Khi số lượng các ca nhiễm tăng lên ở Nam bán cầu, các chính phủ có nhiều cuộc thảo luận về nhu cầu và khả năng tung ra các gói kích thích. Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed đã cảnh báo rằng các nền kinh tế châu Phi cần được cứu trợ khẩn cấp. Lục địa 1,3 tỷ dân này có thể rơi vào tình cảnh cực kỳ bi đát và điều đó sẽ ảnh hưởng ngược trở lại với phần còn lại của thế giới.
Ở Trung Đông, các nền kinh tế đang phải vật lộn với sự hỗn loạn trên thị trường dầu mỏ bên cạnh sự tàn phá của Covid-19. Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Ai Cập và Bahrain nằm trong số các nước đã ca kết các gói cứu trợ sớm. Ả rập Xê út cũng cam kết viện trợ tài chính khoảng 79 tỷ riyal (21 tỷ USD).
Tổ Quốc
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19