9 chi tiết nhỏ quyết định bạn giàu hay nghèo, xem xong điều thứ nhất nhiều người sẽ suy sụp
Hãy đọc và tự kiểm tra xem mình đang thuộc nhóm nào trong 9 đặc điểm dưới đây, bạn sẽ biết mình có thể giàu hay không.
- 11-06-2017Tại sao thủ khoa ra trường hiếm khi giàu có và nổi tiếng bằng những người tốt nghiệp điểm số chỉ ở mức trung bình?
- 09-06-2017Triệu phú tự thân khẳng định: Dám mạo hiểm bạn mới có thể làm giàu nhưng đa số đều mắc sai lầm này khi đánh giá rủi ro
- 04-06-2017Cuộc sống xa hoa tại ngôi làng "giàu có thiên hạ đệ nhất" ở Trung Quốc: Mỗi người dân đều sống trong biệt thự
- 02-06-2017Cố gắng mãi vẫn chưa giàu vì bạn còn có quá nhiều "thói quen của người nghèo" sau đây
1. Người giàu thường thích đầu tư, người nghèo có xu hướng thích tiêu tiền
Người nghèo thường thích rút từng chút, từng chút tiền trong túi ra tiêu và hưởng thụ cuộc sống mà không biết hoặc chẳng mảy may lo nghĩ sau khi hưởng thụ xong, ví sẽ rỗng.
Ngược lại người giàu sẽ ngắm đúng thời cơ, rút tiền ra đúng lúc để khiến tiền sinh ra tiền, làm cho người khác phải cam tâm tình nguyện rút tiền ra cho mình. Thu nhập của người giàu phần lớn đến từ việc đầu tư.
2. Người giàu không chấp nhận cuộc sống bình thường, người nghèo cam tâm với hiện trạng
Người nghèo thường có xu hướng hài lòng với thực tại, không có một kế hoạch riêng, cụ thể với việc kiếm tiền và rất ít khi nghĩ đến những kế hoạch lớn để có thể kiếm ra ngày càng nhiều tiền.
Trong khi đó người giàu thường không chấp nhận số phận, không cam tâm với cuộc sống nghèo khó, điều đó thúc đẩy họ dốc sự nghĩ cách phát triển, kiếm tiền.
3. Người giàu dám "đập cũ tạo mới", người nghèo cứng nhắc, không dám thay đổi
Người nghèo làm việc hay làm người đều nhất nhất theo quy định, như thế sẽ hạn chế được việc gặp phải sai lầm lớn nhưng cũng đồng nghĩa với việc chẳng thể tạo ra được thứ tốt nhất.
Ngược lại người giàu có sự nhiệt tình, dám thay đổi, dám thẳng tay phá bỏ cái cũ, tìm kiếm cái tinh túy nhất và phát triển ra cái mới. Cách hành sự này có thể mạo hiểm những cũng sẽ có cơ hội đạt được những giá trị để đời.
4. Người giàu "hưởng thụ" rủi ro, người nghèo sợ rủi ro
Người nghèo chỉ muốn gặp những việc suôn sẻ còn những thứ rủi ro, họ không bao giờ muốn nhắc đến.
Với người giàu, họ hiểu rằng rủi ro và lợi ích cùng tồn tại song song. Sau rủi ro nhất định có tiềm ẩm sự giàu có, chỉ cần nắm chắc phương hướng sẽ có thể kiếm được bộn tiền.
5. Người giàu nhìn vào đại cục, người nghèo nhìn vào cái lợi trước mắt
Người nghèo dễ bị những lợi ích nhỏ thu hút và không nhìn thấy những thứ rộng lớn hơn và như thế, họ thường rơi vào cảnh ngộ "tham đũa bỏ mâm".
Trong khi đó người giàu có tầm nhìn xa hơn, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện cần thiết, họ có thể ổn định kiếm được những khoản tiền lớn. Từ thái độ của một người mua cổ phiếu cũng có thể nhìn thấy điều này.
6. Người giàu học quản lý, người nghèo học nghề
Người nghèo luôn cho rằng để có thể sống trong xã hội, nhất định phải có một cái nghề. Chỉ có như vật mới có thể duy trì sinh kế. Thế nhưng người nghèo lại nghĩ làm cách nào để quản lý hiệu quả, tận dụng hết công suất, hiệu quả của người, của vật.
7. Người giàu tận dụng thời gian, người nghèo giết thời gian
Người nghèo dành thời gian vào việc đi chợ mua rau, tiêu quá một đồng sẽ nhẩm tính, lăn tăn đến mức chẳng thể làm được việc gì khác mà không ý thức được giá trị của thời gian.
Nhìn vào những tưởng họ rất bận nhưng sự bận rộn đó là thừa. Người giàu biết cách sắp xếp thời gian, cho dù đang đi chơi, tư tưởng của họ cũng không rảnh chút nào.
8. Người giàu tính chuyện lớn, người nghèo bận tâm chuyện vặt vãnh
Người nghèo thích tính toán chi ly, để tâm cả những chuyện vặt vãnh, tính toán thiệt hơn.
Trong khi đó người giàu thường bỏ qua những tiểu tiết, không nhìn vào lợi tích nhỏ mà hướng tầm nhìn và tư duy ra xa, tu luyện trí tuệ lớn.
9. Người giàu kết giao bạn bè, người nghèo thu gọn quan hệ với người thân thích
Người nghèo thích tụ tập người thân thích lại với nhau nói chuyện gia đình, dành nhiều thời gian thăm thú, uống trà với họ hàng.
Người giàu dành thời gian cho việc kết bạn mới, mở rộng quan hệ xã hội để tìm kiếm những đối tác có thể hỗ trợ sự nghiệp của mình.
Ảnh minh họa.
Trí thức trẻ