99% người khi ăn sẽ vứt bỏ 6 loại vỏ trái cây này, nhưng sẽ tiếc "đứt ruột" khi biết lợi ích của chúng
Rất nhiều người thường hay bỏ vỏ trái cây khi ăn. Tuy nhiên, họ không biết rằng, phần vỏ của một số loại quả lại có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
- 08-02-2021Chuyên gia cảnh báo: Ăn nhiều chất này sẽ "nuôi lớn" tế bào ung thư, làm chết đói các tế bào miễn dịch
- 07-02-2021Chuyên gia tiết lộ lý do nên ăn ớt tươi, không nên lạm dụng bột ớt và ớt khô: Hậu quả có thể rất nghiêm trọng!
- 07-02-2021Quả bưởi vừa ngọt mát vừa tốt cho sức khỏe nhưng có 3 nhóm người không nên ăn
1. Vỏ chuối
Ảnh minh họa
Vỏ chuối có thành phần trị ngứa da do nhiễm nấm và vi khuẩn. Chà xát tay chân bằng vỏ chuối có thể ngăn ngừa nứt nẻ và tê cóng. Phơi khô vỏ chuối rồi nghiền thành bột cũng là một cách làm đẹp bảo vệ da rất tốt. Ngoài ra, nó còn có thể điều trị tăng huyết áp và ngăn ngừa xuất huyết não.
Mọi người cần biết rằng vỏ chuối có thành phần chất xơ, kali hơn phần thịt bên trong. Đồng thời, lutein – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ được tìm thấy trong loại vỏ này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đôi mắt.
Một amino acid được gọi là tryptophan tồn tại ở vỏ chuối cũng giúp giảm bớt nguy cơ bị trầm cảm bằng cách tăng mức độ serotonin (chất dẫn truyền thần kinh trong não có ảnh hưởng đến tâm trạng) trong cơ thể.
2. Vỏ cam
Ảnh minh họa
Trong vỏ cam có thành phần vitamin C , riboflavin, vitamin B6, canxi, magiê và kali nhiều hơn so với phần thịt bên trong. Ngoài ra, các flavonoid như tangeretin và nobiletin trong các loại vỏ này có đặc tính chống ung thư và chống viêm. Vỏ cam có thể làm được nhiều món ngon.
Cháo vỏ cam vừa thơm, vừa ngon, còn có tác dụng chữa ho nhiều đờm. Cho một vài miếng vỏ cam vào khi nấu nước dùng có thể giúp nước dùng có vị tươi hơn và giảm độ ngấy. Vỏ cam ngâm nước hoặc trà, vị thơm, tính bình, thông khí, sảng khoái. Rượu ngâm vỏ cam có tác dụng bổ phổi, giảm đờm. Vỏ cam phơi khô sắt thành sợi hoặc sao khô lên, sắc uống, có tác dụng làm ấm đường tiêu hóa và tì vị, giúp dễ tiêu hóa, chống đầy bụng trướng hơi, khó tiêu.
3. Vỏ dưa hấu
Ảnh minh họa
Vỏ dưa hấu chứa nhiều đường, chất khoáng và vitamin, có công dụng thanh nhiệt, khử hỏa, hạ huyết áp. Có thể là thịt nguội, chiên hoặc súp.
Theo các nghiên cứu, phần lớn chất citrulline được tìm thấy trong vỏ dưa hấu, citrulline có đặc tính chống oxy hoá. Ngoài ra, citrulline giúp chuyển đổi arginine, một axit amin quan trọng cho tim, hệ tuần hoàn và hệ thống miễn dịch.
Chúng ta có thể ăn trực tiếp phần cùi của vỏ dưa hấu hoặc sắt nhỏ vỏ dưa, rồi rang khô, sau đó sắc nhỏ đun nước uống để trị bệnh viêm, nhiệt, sưng miệng hiệu quả.
4. Vỏ táo
Ảnh minh họa
Vỏ táo rất giàu chất xơ, có thể giúp tiêu hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vỏ quả táo có khả năng chống oxy hóa cao hơn cùi quả, thậm chí còn cao hơn các loại rau quả khác.
Một chất chống oxy hoá có tên gọi là quercetin được tìm thấy chủ yếu trong vỏ táo có thể cải thiện chức năng phổi, giảm bớt các vấn đề về hô hấp, bảo vệ phổi khỏi các chất kích thích. Chất quercetin cũng giúp chống lại sự tổn thương mô não và bảo vệ trí nhớ của bạn.
Ngoài ra, một nghiên cứu đã xác định rằng hợp chất triterpenoid có trong vỏ táo giúp ức chế hoặc tiêu diệt một số loại tế bào ung thư trong cơ thể. Bên cạnh đó, acid ursolic trong vỏ táo đã được chứng minh là có thể kích thích sự phát triển của cơ, làm tăng sức khỏe xương và giảm nguy cơ béo phì. Nhiều nhà sản xuất đã chiết xuất các hoạt chất có trong vỏ táo thành thực phẩm chức năng.
5. Vỏ nho
Ảnh minh họa
Vỏ nho chứa nhiều resveratrol hơn thịt và hạt nho, có tác dụng hạ lipid máu, chống huyết khối, chống xơ cứng động mạch, tăng cường miễn dịch. Đặc biệt chất flavonoid trong vỏ nho tím còn có tác dụng hạ huyết áp. Vỏ nho cũng rất giàu cellulose, pectin và sắt. Một số người đã bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng vỏ nho để chế biến món ăn nhằm điều trị bệnh mỡ máu cao và bệnh tiểu đường.
6. Vỏ lê
Vỏ lê là một loại thuốc bắc có giá trị y học cao, có tác dụng thông tim, dưỡng phổi, khử hỏa, sinh tân dịch. Rửa sạch vỏ lê rồi thái nhỏ, thêm đường phèn rồi hầm cách thủy để trị ho. Phần lớn vitamin C trong lê đều nằm ở vỏ. Ngoài ra, nó có chứa chất xơ hòa tan giúp ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết. Cho một ít vỏ lê khi làm kim chi tại nhà để kim chi giòn và ngon hơn.
Mặc dù vỏ của các loại trái cây này có lợi cho sức khỏe, nhưng bạn cũng cần cân nhắc khi ăn bởi có thể chúng không được sạch như chúng ta mong muốn. Nhiều người trồng, người kinh doanh vì các mục đích bảo quản, chăm bón mà có thể đã sử dụng các loại thuốc hóa học cho các loại quả này. Nếu ăn phải những loại thuốc đó thì sẽ có rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Vì vậy, bạn chỉ nên ăn vỏ của các loai trái cây nếu như biết chắc chắn rằng chúng sạch và đảm bảo. Ngoài ra, khi ăn bất kì loại trái cây nào, dù là không ăn vỏ thì bạn cũng nên rửa sạch chúng trước khi tiêu thụ.
Nguồn: Sohu
Trí thức trẻ