Adidas chao đảo sau khi cắt đứt quan hệ với một ca sĩ
Thị trường Bắc Mỹ giảm nhiệt và số lượng hàng tồn kho tăng cao khiến doanh thu của hãng sản xuất đồ thể thao lớn thứ 2 thế giới báo lỗ lần đầu tiên kể từ năm 1992. Hãng thời trang này đang phải vật lộn để tự đứng vững sau khi cắt đứt quan hệ với nam ca sĩ Kanye West vào tháng 10/2022.
- 15-03-2024Bitcoin gần ngưỡng 74.000 USD
- 15-03-2024Trung Quốc bị ‘gã khổng lồ’ láng giềng vượt mặt về tỷ trọng xuất khẩu/GDP
- 15-03-2024Huyền thoại đầu tư Jeremy Grantham: TTCK vẫn còn 4 lĩnh vực “đáng tiền” khi nỗi lo bong bóng trỗi dậy
"Gã khổng lồ" đồ thể thao Adidas của Đức đã công bố khoản lỗ hàng năm đầu tiên sau hơn 30 năm và cảnh báo doanh số bán hàng ở Bắc Mỹ sẽ giảm khi các đơn vị bán lẻ phải vật lộn với lượng hàng tồn kho cao.
Lần đầu tiên kể từ năm 1992, Adidas ghi nhận lỗ 58 triệu euro (63,4 triệu USD) trong năm 2023. Năm trước đó, công ty đạt lợi nhuận ròng 254 triệu euro (277,61 triệu USD).
Hãng thời trang này phải vật lộn để tự đứng vững sau khi cắt đứt quan hệ với nam ca sĩ Kanye West vào tháng 10/2022, khiến dòng giày thể thao Yeezy có lợi nhuận cao dừng sản xuất.
Trong năm đầu tiên đảm nhiệm vai trò giám đốc điều hành, ông Bjorn Gulden tiếp tục bán nốt giày thể thao Yeezy để giải quyết lượng hàng tồn kho, đồng thời cải thiện mối quan hệ với các nhà bán lẻ.
Dòng giày đế thấp đang được ưa chuộng giúp doanh số giày dép tăng 8% vào quý IV năm ngoái, trong khi số lượng mặt hàng may mặc bán ra giảm 13%.
Cổ phiếu của Adidas đã phục hồi, vượt trội so với Nike và Puma kể từ khi ông Bjorn Gulden tiếp quản vị trí lãnh đạo doanh nghiệp. "Dù chưa đủ tốt nhưng năm 2023 kết thúc thành công hơn những gì tôi mong đợi", CEO Adidas chia sẻ.
Thomas Joekel - Giám đốc đầu tư tại Union Investment - nhận định nhà sản xuất đồ thể thao nổi tiếng đang đi đúng hướng kể từ khi có người đứng đầu mới
. Việc kích thích nhu cầu của người tiêu dùng khiến các sản phẩm ít phải bán giảm giá hơn.
Adidas kỳ vọng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể ghi nhận tín hiệu tích cực vào năm 2024, đi kèm mức tăng trưởng ít nhất 10% trong nửa cuối năm. Dự kiến, thị trường Trung Quốc đang là nơi giúp thương hiệu cải thiện kết quả bán hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này có thể đối mặt với sự chậm trễ giao hàng từ hai đến ba tuần do cuộc khủng hoảng giao thông tại Biển Đỏ, điều này có thể có tác động đến vốn lưu động của hãng thời trang thể thao Đức.
Tiền Phong