AI Bard lại ‘hớ’, Google phải vội vàng thanh minh
Công cụ mô hình ngôn ngữ lớn của Google có tên là Bard nói rằng nó đã được đào tạo với Gmail - nhưng Google đã phủ nhận điều đó.
- 26-03-2023YouTuber hơn 9 triệu người theo dõi từng đến Việt Nam kiếm được bao nhiêu tiền một tháng?
- 25-03-2023CEO OpenAI cảm thấy “tồi tệ” vì lỗi bảo mật của ChatGPT
- 25-03-2023Ứng dụng mua sắm nào được người Việt dùng nhiều nhất trong năm 2022?
Bard là một AI tổng quát (hoặc Mô hình ngôn ngữ lớn - LLM) có thể cung cấp thông tin dựa trên tập dữ liệu lớn của nó. Giống như ChatGPT và các công cụ tương tự, nó không thực sự thông minh và thường xảy ra sai sót, điều được các nhà chuyên môn hay gọi là "ảo giác".
Và theo một chia sẻ mới đây từ Kate Crawford, tác giả và nhà nghiên cứu chính tại Microsoft Research, một phản hồi của Bard cho thấy Gmail đã được đưa vào bộ dữ liệu của nó. Đây là một vấn đề lớn và nhạy cảm, bởi nếu đúng như vậy Google rõ ràng đã vi phạm quyền riêng tư của người dùng.
Ngay lập tức, tài khoản Twitter Workspace của Google đã đưa ra phản hồi, nói rằng Bard là một thử nghiệm ban đầu và sẽ mắc lỗi. Đồng thời đại diện công ty xác nhận rằng mô hình không được đào tạo bằng các thông tin thu thập được từ Gmail. Cửa sổ bật lên trên trang web của Bard cũng cảnh báo người dùng rằng “không phải lúc nào Bard cũng trả lời đúng các truy vấn”.
Sự cố cũng khiến nhiều người dùng cảm thấy thú vị, bởi Google đã bị đưa vào một tình huống oái oăm. Nếu tin Bard, thì giờ họ sẽ không thể tin tưởng Google. Nhưng nếu tin Google, thì tốt nhất là không nên sử dụng Bard.
Cách đây không lâu, Bard cũng khiến Google rơi vào một scandal tương tự. Trong một ảnh chụp màn hình về cuộc đối thoại với Bard của Jane Manchun Wong, một blogger công nghệ tại Hong Kong, cho thấy chatbot này dường như đồng tình với Bộ Tư pháp Mỹ về vụ kiện chống độc quyền đối với Google trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số.
Vụ kiện được nói đến ở đây là đơn kiện của Bộ Tư pháp Mỹ và một số thẩm phán bang chống lại Google được nộp lên vào tháng Một vừa qua. Về cơ bản đơn kiện này cho rằng Google đã dùng sức mạnh của mình để lấn át các nhà quảng cáo kỹ thuật số và buộc họ phải phụ thuộc vào mình.
Về cơ bản, những công cụ AI tổng quát này chưa có phiên bản nào hoàn hảo và người dùng có quyền truy cập thường cố gắng lấy các thông tin mà lẽ ra sẽ bị ẩn. Các truy vấn như của Crawford đôi khi có thể cung cấp thông tin hữu ích, nhưng trong trường hợp này, Bard đã hiểu sai.
AI và LLM đã trở thành một chủ đề phổ biến trong cộng đồng công nghệ. Mặc dù những hệ thống này đã cho thấy các kết quả rất ấn tượng, nhưng chúng cũng chứa đầy những vấn đề khó xử lý.
Chính Google cũng khuyến khích người dùng nên quay trở lại công cụ tìm kiếm trên web bất cứ khi nào một LLM như Bard đưa ra phản hồi. Mặc dù việc xem những gì nó sẽ nói khá thú vị, nhưng các thông tin không được đảm bảo là chính xác.
Tham khảo AppleInsider
Tổ quốc