Ai quản lý chất lượng bánh Trung thu handmade bán online?
Các loại bánh Trung thu tự làm bán công khai trên mạng không có bất kỳ loại giấy phép nào, kể cả giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
- 09-09-202010 kiot bánh Trung thu 'chen chân' đoạn phố 100m, chung cảnh đìu hiu
- 30-08-2020Cảnh tượng như thời bao cấp tại phố bánh Trung thu truyền thống nổi tiếng Hà Nội
- 29-08-2020Bánh trung thu "nóng, lạnh" khó lường
Hiện nay trên nhiều trang web, mạng xã hội, bánh Trung thu handmade (bánh nhà làm) được rao bán rất nhiều với những giới thiệu hấp dẫn như không chất bảo quản, hương vị truyền thống, đảm bảo vệ sinh...Thêm vào đó, việc đặt hàng và giao hàng khá nhanh chóng, giá cả mềm hơn bánh bán ở cửa hàng...khiến nhiều người tiêu dùng quyết định chọn mua.
Đáng ngại là, phần lớn các loại bánh Trung thu này do người bán làm theo mùa vụ nên không có bất kỳ loại giấy phép nào, kể cả giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ quan chức năng. Vậy liệu bánh này có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?
Chỉ cần lên Google gõ từ khóa "bánh Trung thu handmade" là hàng loạt trang web, facebook chào bán loại bánh này xuất hiện với những lời quảng cáo “có cánh” như bánh Trung thu nhà làm chất lượng tuyệt hảo, bánh Trung thu giá siêu rẻ…
Vào trang xasaxa.com, người tiêu dùng bất ngờ với bánh có mức giá rất thấp. Cụ thể, loại bánh 100 gram, nhân thập cẩm, sen, đậu, khoai kèm 1-2 trứng muối giá từ 20.000 – 36.000 đồng/cái. Thời hạn sử dụng bánh theo quảng cáo là 30 ngày, nhưng khi người mua liên lạc để hỏi kỹ lại thì người bán khẳng định chỉ sử dụng trong 7 ngày với lý do không dùng chất bảo quản. Nếu khách hàng quyết định mua, dù địa chỉ ở TP HCM hay các tỉnh lân cận đều được đáp ứng giao hàng chỉ trong vài ngày.
Chị Nhu ở TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp tự làm và bán bánh Trung thu qua mạng cho hay, khách hàng đặt mua từ 1-2 cái vẫn được chị giao bình thường. Bánh không chỉ được giao ở Đồng Tháp mà còn giao đi nhiều tỉnh, thành phố khác.
“Mình giao hàng cả ra Bắc. Bánh Trung thu nếu đặt hàng trước phải có số lượng lớn từ vài trăm cái mình mới làm vì phải làm số lượng lớn mới có lời. Trong quá trình làm bánh, mọi người trong nhà đều sử bao tay giữ vệ sinh. Bánh nhà làm hết vụ thì nghỉ”, chị Nhu cho biết.
Theo một số chuyên gia về thực phẩm, bánh Trung thu trong quá trình sản xuất cần phải đảm bảo nghiêm ngặt các điều kiện vệ sinh thực phẩm từ nhà xưởng, nguyên liệu sản xuất; người sản xuất phải được khám sức khỏe; bánh phải đảm bảo tốt các yêu cầu bảo quản trong quá trình vận chuyển…Do đó, bánh Trung thu sản xuất thủ công theo kiểu mùa vụ với quy mô nhỏ, vận chuyển đi xa thì khó mà đảm bảo được các yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chị Nguyễn Thị Tuyết, nhà ở đường Nguyễn Duy Trinh, Quận 9, TP HCM có bài học từ việc này, khi Tết Trung thu năm ngoái đã mua bánh Trung thu nhà làm rao bán trên mạng và chất lượng bánh không như quảng cáo.
“Năm trước em mua bánh Trung thu nhà làm trên mạng ăn rồi đau bụng. Bây giờ, thêm vụ Minh Chay nữa nên em cũng không tin tưởng mua thực phẩm nhà làm trên mạng. Giờ bánh nhà làm bán tràn lan nhưng không thấy ai kiểm soát, một số người cũng mua bánh này tặng cho các trẻ em ở mái ấm nên cũng lo”, chị Tuyết ái ngại.
Trước thực trạng bánh Trung thu nhà làm bán tràn lan trên mạng và khó kiểm soát được chất lượng, Thanh tra Sở Công Thương TP HCM đã phối hợp với các cơ quan chức năng tăng đang cường các biện pháp kiểm tra một số trang web và những cơ sở sản xuất có địa chỉ tại TP HCM. Tuy nhiên, những người sản xuất ở các địa phương khác bán trên web hoặc mạng xã hội thì rất khó kiểm soát, dù họ vẫn bán hàng, giao hàng cho người tiêu dùng ở thành phố.
Ông Lê Hoàng Hải, Phó Chánh thanh tra, Sở Công Thương TP HCM cho biết, Sở Công Thương cũng sẽ tăng cường phối hợp với Sở Thông tin và Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố rà soát và tăng cường kiểm tra những trường hợp này để chấn chỉnh. Trong đó, Sở chủ yếu tập trung kiểm tra về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo cho người tiêu dùng được dùng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Khi thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh, nhất là ở các thành phố lớn như TP HCM, việc mua, bán giao dịch trên mạng xã hội không có ranh giới giữa các địa phương, điều này các cơ quan chức năng rất khó kiểm soát. Chính vì vậy, nguồn hàng hóa, nhất là thực phẩm phải đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, có nơi sản xuất.
Đồng thời, các cơ quan chức năng phải tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn các trang thương mại điện tử đăng ký tại địa phương mình. Về phía người tiêu dùng, cần phải tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi mua những thực phẩm chế biến được bán qua mạng để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình./.
VOV
Sự kiện: Tiêu dùng thông thái
Xem tất cả >>- Hé lộ lý do loạt smartphone "pin trâu", cấu hình "khủng" giảm giá còn dưới 4 triệu
- Những dòng iPhone giảm giá chưa từng có sau khi iPhone 12 ra mắt, cơ hội tốt nhất để mua
- Chớm giao mùa, bình nóng lạnh 30-50 lít giảm giá tới 40%, tiết kiệm vài triệu đồng
- 5 chiếc xe tay ga "sang chảnh" đang bán rẻ trong tháng 10
- Xe sang vẫn hút người mua