Ai thua thiệt nhiều nhất, ai hưởng lợi lớn nhất trong cấm vận Qatar?
Việc cấm vận Qatar đang đẩy nước này xích lại gần hơn với Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan ... Hầu hết các nước trên thế giới không ủng hộ việc cô lập Qatar.
- 15-06-2017Bị láng giềng cô lập, Qatar chi 12 tỷ USD mua chiến đấu cơ Mỹ
- 13-06-2017“Những con bò bay”, vũ khí hiệu quả giúp Qatar chống lại Ả rập Xê út
- 12-06-2017Bahrain đóng băng tài sản của cá nhân, tổ chức liên quan Qatar
Một kịch bản tinh vi?
Trong chuyến thăm Riyadh 20 - 21/5/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn nhắc đi nhắc lại những tuyên bố về sự đe dọa của Iran. Sau đó, Mỹ ký được một loạt hợp đồng bán vũ khí khổng lồ trị giá 350 tỷ đô la cho Saudi Arabia.
Ngay sau khi ông Trump kết thúc chuyến thăm rời khu vực thì xảy ra cuộc khủng hoảng, và Qatar đã ký ngay hợp đồng mua 72 máy bay chiến đấu F-15 trị giá 12 tỷ đô la. Một cuộc tập trận chung với Qatar đã được tiến hành mặc dù Mỹ vẫn giữ quan hệ tốt với Saudi Arabia và UAE.
Như vậy, Mỹ là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ tình hình căng thẳng giữa các nước vùng Vịnh thông qua các hợp đồng bán vũ khí nhiều tỷ đô la cho Saudi Arabia và Qatar.
Iran cũng là nước được hưởng lợi nhiều từ cuộc khủng hoảng vùng Vịnh, nhưng ở một khía cạnh khác. Các mâu thuẫn giữa các nước vùng Vịnh và giữa các nước Ả rập với nhau là cơ hội để Iran thực hiện các mục tiêu của họ ở khu vực, tham gia sâu vào cơ chế an ninh vùng Vịnh và thế giới Ả rập.
Cuộc khủng hoảng này đã giúp Iran cải thiện quan hệ với một số nước vùng Vịnh và mở thêm những cánh cửa mới để Iran bước vào những liên minh mới ở khu vực. Tình hình này cho thấy Iran không phải là nguy cơ lớn nhất nữa mà là nước đang được hưởng lợi nhiều từ cuộc khủng hoảng, họ đang tìm cách tạo ra một thế cân bằng mới ở khu vực vùng Vịnh và Trung Đông.
Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh nói chung và Saudi Arabia, thành viên nặng ký nhất trong tổ chức này nói riêng sẽ thua thiệt nhiều nhất. Việc trừng phạt Qatar đang đẩy nước này xích lại gần hơn với Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan ... Hầu hết các nước trên thế giới không ủng hộ việc cô lập Qatar. Tình hình này đang dẫn đến hình thành một tập hợp lực lượng mới, làm đảo lộn trật tự ở khu vực Trung Đông.
Từ trái sang: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (trái), cựu lãnh đạo Hamas Khaled Meshal và cựu Quốc vương Qatar Sheikh Khalifa bin Hamad al-Thani. Ảnh: AP
Cấm vận - Con dao hai lưỡi
Cuộc khủng hoảng có thể sẽ dẫn đến thay đổi các liên minh mang tính chất khu vực và quốc tế ở Trung Đông và hình thành một tập hợp lực lượng mới tại đây. Trong tương lai, nếu vấn đề không được giải quyết, một liên minh mới có thể sẽ xuất hiện gồm Qatar, Iran, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngay sau khi bùng nổ khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua luật cho phép triển khai thêm quân ở căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Qatar. Chính phủ Pakistan tuyên bố sẵn sàng đưa 20 ngàn quân sang Qatar. Iran đứng hẳn về phía Qatar cả về lời nói và hành động. Không loại trừ khả năng Qatexit.
Qatar rút khỏi Hội đồng hợp tác vùng Vịnh, nếu điều này xảy ra sẽ tạo ra một cơn địa chấn đe doạ sự tồn tại của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh. Như vậy, nước thua thiệt lớn nhất sẽ là Saudi Arabia chứ không phải Qatar.
Nếu cuộc trừng phạt Qatar năm 2014 chỉ giới hạn trong việc rút đại sứ, tức là chỉ nhằm gây sức ép đối với ban lãnh đạo Qatar thì cuộc trừng phạt Qatar lần này là khắc nghiệt chưa từng có, bao gồm cả việc đóng cửa biên giới trên bộ, trên biển và trên không, thậm chí trục xuất cả công dân Qatar khỏi nước mình.
Điều này có nghĩa là các biện pháp trừng phạt nhằm cả vào người dân Qatar. Dư luận nhiều nước lo ngại các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt này có thể gây ra những hậu quả về nhân đạo. Nếu cuộc khủng hoảng được giải quyết đi nữa thì vẫn để lại một vết thương khó lành trong lòng người dân Qatar. Tình cảm của họ đã bị sứt mẻ thì rất khó có thể hàn gắn ngay được.
Cấm vận kinh tế như con dao hai lưỡi. Nó không chỉ gây khó khăn cho nước bị cấm vận mà còn gây thiệt hại cho chính các nước cấm vận. Hơn nữa, đây chỉ là cuộc cấm vận của bốn nước gồm Saudi Arabia, UAE, Ai Cập và Bahrain, không phải cấm vận quốc tế.
Qatar là một nước chỉ có 2,6 triệu dân, nhưng tổng thu nhập quốc nội lên tới 353 tỷ đô la và thu nhập bình quân đầu người 146 ngàn đô la/năm, cao nhất thế giới, dự trữ ngoại hối 40 tỷ đô la, hoàn toàn có thể vượt qua được thử thách này.
Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Qatar Ahmed Bin Jassim Bin Mohammed Al Thani nói rằng, các nước cấm vận Qatar đang bị thiệt hại, Qatar đã chuyển sang nhập khẩu hàng hoá từ các nước khác với giá rẻ hơn và tình hình kinh tế Qatar hiện nay không khó khăn.
Trí thức trẻ