MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Alibaba chính thức bước chân vào Việt Nam, "demo" với 3 ngành hàng gỗ, may mặc và thực phẩm đồ uống

28-09-2019 - 13:34 PM | Doanh nghiệp

"Việt Nam theo đánh giá chúng tôi tương đương thị trường Trung Quốc cách đây 10 năm. Trong mối tương quan với Ấn Độ, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh xu hướng chuyển đổi số, người sản xuất ngày càng cải thiện về năng lực sản xuất. Mặt khác, Việt Nam cũng trong giai đoạn phát triển mạnh cơ chế mở, nhà máy tăng, dòng vốn nước ngoài tăng…", đại diện Alibaba nhấn mạnh.

Là tập đoàn thương mại điện tử tên tuổi, năm 2019 đánh dấu nhiều sự kiện lớn của Alibaba với lễ kỷ niệm 20 năm thành lập, người đồng sáng lập Jack Ma tuyên bố nghỉ hưu. Hơn hết, với thị trường Việt Nam, năm 2019 cũng là thời điểm thương hiệu này đẩy mạnh tấn công, trong động thái chính thức mở văn phòng đại diện thời gian gần đây.

Trao đổi với chúng tôi về kế hoạch này, đại diện Alibaba chia sẻ rất có niềm tin đối với dư địa phát triển của thị trường Việt Nam, dù nhiều ý kiến dẫn chứng đối thủ Amazon chưa vội vàng thâm nhập do quy mô còn nhỏ cũng như hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, riêng Alibaba thể hiện quan điểm đã đến lúc mở rộng sau nhiều năm giao dịch thông qua B2B (Business to Business).

"Việt Nam theo đánh giá chúng tôi tương đương thị trường Trung Quốc cách đây 10 năm. Trong mối tương quan với Ấn Độ, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh xu hướng chuyển đổi số, người sản xuất ngày càng cải thiện về năng lực sản xuất. Mặt khác, Việt Nam cũng trong giai đoạn phát triển mạnh cơ chế mở, nhà máy tăng, dòng vốn nước ngoài tăng…", đại diện Alibaba nhấn mạnh.

Theo đó, Alibaba đặt kế hoạch sẽ chính thức bước chân vào Việt Nam, mở văn phòng đại diện của Tập đoàn, thời gian đầu hướng đến 3 mảng hàng gỗ, may mặc và thực phẩm đồ uống. Nói về lý do chọn các mặt hàng này, Alibaba cho biết hiện Việt Nam đang có lợi thế về giá, chất lượng so với các nước trong khu vực. Mặt khác, bất cập hiện nay của xuất khẩu Việt Nam là nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử không hiểu về xuất khẩu, và ngược lại, do đó đây là thời điểm Alibaba tin tưởng đã đến lúc chín mùi để thâm nhập.

Được thành lập từ năm 1999 với tư cách là đơn vị kinh doanh đầu tiên của Tập đoàn, Alibaba.com là trang thương mại điện tử B2B chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhật khẩu trên toàn thế giới, cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp "Mua bán xuyên biên giới" ("Global Buy, Global Sell").

Nền tảng này hỗ trợ hàng triệu doanh nghiệp và nhà cung cấp trên toàn thế giới trong hơn 40 ngành hàng trọng điểm, từ nguyên liệu cơ bản, đến các bộ phận linh kiện và sản phẩm hoản chỉnh. Tính đến 31/3/2019, Alibaba.com đã và đang phục vụ người mua đến từ hơn 190 quốc gia. Họ thường là những nhà môi giới thương mại, nhà bán buôn, bán lẻ, nhà sản xuất và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Song song, Alibaba.com cũng ghi nhận trên 165.000 hội viên đóng phí, được công nhận là trang thương mại điện tử bán buôn quốc tế lớn nhất về doanh thu tại Trung Quốc trong năm 2018, theo Analysys.

Xuất phát điểm bởi một nhóm chỉ gồm 18 người chung niềm tin, bắt đầu tại căn hộ ở Hàn Châu – đây hiện tại là thủ phủ của Alibaba; sau 20 năm phát triển số lượng nhân viên của Tập đoàn đã đạt 103.699 người, hiện Alibaba đang phát triển rất nhiều mảng kinh doanh mới, người trong cuộc chia sẻ, trải dài trên nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…

Riêng tại Việt Nam, Alibaba chính thức đặt chân vào thị trường thông qua việc rót vốn vào Lazada năm 2016. Trong đó, Lazada hoạt động tại Việt Nam từ năm 2012, khi rất nhiều người dân Việt Nam chưa có bất cứ khái niệm nào về thương mại điện tử, các đối thủ như Tiki lúc đó chỉ là một sàn nhỏ chuyên bán sách còn Shopee chưa ra đời.

Cuối năm 2018, Alibaba đã ký kết hợp tác với Fado để Fado trở thành đối tác ủy quyền của họ tại Việt Nam nhằm hỗ trợ - đào tạo các SMEs Việt Nam chào hàng đến khắp thế giới thông qua sàn Alibaba.com.

Bảo An

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên