Ấn Độ liên tục đổ tiền mua sản phẩm này từ Việt Nam: Nhiều cường quốc ưa chuộng, là số ít mặt hàng mang về hơn 1 tỷ USD trong tháng 1/2024
Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng đầu Đông Nam Á và thứ 7 trên thế giới mặt hàng này.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt gần 1,47 tỷ USD, tăng 9,7% so với tháng trước đó và tăng 2% so với tháng 12/2022. So với cùng kỳ năm 2023, xuất khẩu tăng tới 83,1%. Đây cũng là mặt hàng duy nhất trong nhóm ngành nông, lâm, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD chỉ trong tháng đầu tiên của năm 2024, chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp.
Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt hơn 1 tỷ USD, tăng mạnh 107,5% so với năm tháng 1/2023.
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu chính ngành hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam. Trong năm 2023, các thị trường này chiếm 85% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam.
Đáng chú ý, Ấn Độ đang là thị trường nhập khẩu có mức tăng trưởng cao nhất.
Cụ thể, trong tháng 1/2024, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang thị trường này đạt hơn 17,9 triệu USD, tăng 21,2% so với tháng trước, tăng mạnh 347% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 1,22% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Với dân số hơn 1,4 tỷ người, ngành nội thất và thiết kế của Ấn Độ đang bùng nổ do thị trường bất động sản đang phát triển, dân số ngày càng tăng, mức thu nhập tăng và quá trình đô thị hóa không ngừng biến đổi.
Với tổng quy mô thị trường là 41 tỷ USD, Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ đồ nội thất lớn thứ tư thế giới. Doanh số bán nhà tại Ấn Độ trong tài khóa 2022-2023 cao hơn 36% so với tài khóa trước đó.
Trong khi đó, ngành khách sạn cũng tăng trưởng mạnh, dự kiến bổ sung thêm 12.000 phòng trong năm tới và thu hút khoảng 2,3 tỷ USD vốn đầu tư vào năm 2028.
Mặc dù thu về gần 1,5 tỷ USD trong tháng đầu năm 2024 nhưng ngành gỗ của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp tới tính bền vững. Trong đó có rủi ro về nguyên liệu gỗ nhập khẩu, quy định chống phá rừng của EU, yêu cầu sản phẩm gỗ có phát thải carbon thấp. Ngoài ra, xung đột Biển Đỏ khiến một số hãng vận tải biển ra thông báo dừng vận chuyển hàng hoặc thay đổi lịch trình, khiến cước vận tải gia tăng.
Hiện nay vấn đề cước phí của hãng tàu sang 2 thị trường lớn nhất của xuất khẩu gỗ là Mỹ và Châu Âu bị gián đoạn khiến việc đáp ứng đơn hàng không kịp thời. Vận chuyển trục trặc khiến cước phí tăng lên, cụ thể là sang Mỹ giá cước trên 4.000 USD/container, gây khó khăn, áp lực cho doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu gỗ về chi phí đầu vào.
Trong năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt ra mục tiêu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của nước ta sẽ đạt 17,5 tỷ USD . Nếu chinh phục được mục tiêu này, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sẽ tăng 21% so với năm 2023.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư