Ăn lẩu đừng nhúng các loại rau này vì có thể khiến gia đình "rước đủ thứ bệnh"
Để món lẩu trở nên ngon lành hơn thì không thể nào thiếu các loại rau xanh. Có thể nói, rau chính là thứ giúp món lẩu được cân bằng hương vị và dinh dưỡng, cũng như hỗ trợ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn.
- 01-01-2023Công dụng của loại rau tiến vua giá nửa triệu/kg mà nhiều người vẫn đua nhau mua dịp Tết
- 31-12-2022Loại củ mệnh danh là "nhân sâm châu Á", ở chợ Việt bán cực rẻ, ở Nhật Bản cũng cực kỳ được yêu thích
- 31-12-2022Năm 2022: Những phát hiện đột phá trong nghiên cứu chống ung thư
- 30-12-20222 thực phẩm ngăn ngừa “sát thủ” đột quỵ tìm đến
- 30-12-2022Căn bệnh ung thư "vua bóng đá" Pele mắc phải: Đàn ông ít vận động, ăn uống không lành mạnh đừng nên chủ quan, có 5 dấu hiệu sau cần đi khám sớm
Trung tá - Lương y quốc gia Phạm Anh Đào cho hay: Món lẩu không thể nào thiếu rau xanh nhưng không phải cứ kết hợp tùy hứng là được. Bởi rau khi ăn lẩu chỉ được trần sơ qua trong khi không ít loại rau cần phải luộc chín kỹ mới ăn được. Hơn nữa, có một số món lẩu "kén" rau, không phải loại rau nào cũng có thể ăn kèm bởi chúng có thể sinh độc.
Ăn lẩu đừng nhúng các loại rau này vì có thể sinh độc
1. Các loại rau lạ, nấm lạ
Nhiều gia đình có sở thích ăn các loại rau rừng, nấm rừng... nhưng điều đó cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây độc vì ta không biết rõ về nó. Lương y Phạm Anh Đào cảnh báo không phải loại nấm nào cũng an toàn khi ăn và mọi người phải cẩn trọng khi tự ý hái nấm lạ về nhà ăn. Nếu ăn phải các loại rau, nấu có chứa độc tố thì người ăn có thể bị ngộ độc, thậm chí là tử vong. Nấm kim châm, đùi gà... là những loại nấm thích hợp với việc ăn lẩu.
2. Đừng nhúng rau kinh giới vào lẩu gà
Lương y Phạm Anh Đào cho biết, trong Đông y thịt gà là vũ cầm, thuộc phong mộc về tạng can. Còn kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí, hạ ứ huyết. Nếu ăn thịt gà mà kèm rau kinh giới có thể xảy ra hiện tượng chóng mặt, ù tai, run rẩy, ngứa ngáy…
Ngoài ra, thịt gà cũng kỵ cà chua và tỏi nên không nên bổ sung 2 món này vào nồi lẩu gà.
3. Tránh cho cà chua vào lẩu hải sản
Kiến thức về những món giàu vitamin C kỵ với hải sản đã được phổ biến từ lâu. Do đó, mọi người nên biết rằng cà chua là một loại rau ăn giàu vitamin C, khi kết hợp vớiasen pentavenlent có trong tôm, cua, sò ốc… có khả năng sẽ tạo thành asen trioxide (thạch tín). Nếu ăn nhiều, mọi người có thể đối mặt với nguy cơ ngộ độc.
4. Không nhúng rau mồng tơi vào lẩu bò
Trong Đông y, thịt bò có tính ôn (ấm) trong khi đó rau mồng tơi lại có tính hàn, vị chua, trơn nhầy… Sự kết hợp này có thể khiến người ăn bị đau bụng, nhẹ thì đầy bụng khó tiêu, nặng thì gây táo bón, rất khó chịu.
5. Không nhúng lẩu bằng cách loại rau không có nguồn gốc
Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh (Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội), một điều hết sức quan trọng cần chú ý khi ăn lẩu đó là chọn rau sạch, có nguồn gốc rõ ràng bởi hiện nay trên thị trường có bán một số loại rau được phun thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng… hay được trồng ở những nơi ô nhiễm.
Sau khi mua về rau cần loại bỏ rễ và rửa sạch bằng nhiều lần nước, ngâm kỹ bằng nước muối hoặc dung dịch rửa rau.
6. Tránh ăn lẩu bằng các loại rau dễ gây dị ứng
Chuyên gia khuyên các gia đình nên tránh mua những loại rau dễ gây ngộ độc, dị ứng về ăn lẩu như dọc mùng, nấm lạ, rau lạ, rau dại, lá môn ngứa…
Cách chọn rau phù hợp với từng món lẩu
Bạn cần chọn những loại rau đi kèm để phù hợp với từng món lẩu khác nhau, như sau:
- Lẩu riêu cua: Nên ăn kèm với rau sống, hoa chuối thái mỏng…
- Lẩu ốc: Rau tía tô thái nhỏ, rau muống chẻ, đậu phụ…
- Lẩu vịt: Rau ngổ, rau muống…
- Lẩu gà: Rau cải xanh, bắp chuối, rau muống, ngải cứu…
- Lẩu bò: Dứa, chuối xanh, rau cải thảo, rau cải ngọt, cải thìa…
- Lẩu hải sản: Hành tươi, dứa, các loại rau thơm, rau muống, rau cần, cải ngồng...
Thể thao & Văn hóa