Ăn Tết bằng miến ngâm hóa chất tẩy trắng, người tiêu dùng sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm độc chì, ung thư: 3 dấu hiệu để dễ dàng nhận biết miến bẩn
Bao đời nay, mâm cỗ của người Việt không thể thiếu một bát miến vừa thanh đạm, chống ngấy lại dễ chế biến. Tuy nhiên, đây lại là một nguyên liệu khó đảm bảo vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, dễ bị tẩy trắng và nhuộm hóa chất.
- 25-12-2019BS Trương Nhật Khuê Tường: Người Việt tự hại sức khỏe thế nào khi dùng bột nêm sai cách?
- 25-12-2019Cứ nhắm mắt đi ngủ lại thấy có những biểu hiện này thì chứng tỏ gan suy yếu trầm trọng, cần nhanh chóng đi khám
- 25-12-20195 thói quen tốt vào buổi tối giúp cơ thể tự "đốt mỡ" tự nhiên: Vừa khỏe vừa giảm cân
Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là chính thức đến Tết, thị trường mua sắm chưa bao giờ sôi động đến vậy. Các bà nội trợ lên kế hoạch mua sắm nhiều nhu yếu phẩm như bánh kẹo, nước ngọt, thịt gà, măng khô… Và đương nhiên, các mặt hàng truyền thống như miến không thể nào thiếu. Tuy nhiên, miến lại là một nguyên liệu khó đảm bảo vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, dễ bị tẩy trắng và nhuộm hóa chất.
Quy trình sản xuất miến bẩn đầy "rùng rợn" tại ngoại thành Hà Nội
Theo một đoạn clip do ANTV thực hiện mới đây tại một làng nghề làm miến tại Dương Liễu, Hoài Đức, người xem không khỏi rùng mình khi chiêm ngưỡng những sợi miến được xếp la liệt, phơi khô dưới cánh đồng, lề đường, thậm chí bờ bương – nơi vi khuẩn, bụi bẩn tập trung rất nhiều.
Miến được phơi tràn lan ngoài lề đường, nhiều xe cộ qua lại. (Ảnh: Cắt từ clip).
Đó mới chỉ là quy trình phơi khô đơn giản, khi phóng viên tiếp cận quy trình sản xuất mới phát hiện ra nhiều sự thật đáng sợ hơn. Tại đây, quy trình sản xuất sạch vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc, nhiều thùng phi rỉ sét, máy móc ố vàng được dùng để ngâm bột, những thùng phẩm màu ngâm miến đang trong quá trình bị biến dạng do đã quá hạn sử dụng từ lâu. Mặc dù vậy, theo tiết lộ của một xưởng sản xuất này, sản phẩm miến ở đây có sức tiêu thụ rất lớn ngoài thị trường, đặc biệt trong dịp gần Tết.
Bên trong một cơ sở sản xuất miến tại Dương Liễu, Hoài Đức. (Ảnh: Cắt từ clip)
Cách đó không xa, phóng viên tiếp cận một cơ sở chuyên đóng gói miến để xuất bán ra thị trường. Tại đây, miến được để la liệt trên mặt đất, quy trình đóng gói không được bảo hộ, người đóng gói chẳng may đi lại dẫm chân lên miến cũng là điều hết sức bình thường.
Người đóng gói thản nhiên dẵm chân lên miến. (Ảnh: Cắt từ clip)
Người bán cũng thẳng thắn tiết lộ miến ở đây được nhuộm màu theo nhu cầu của khách. Trong đó, nếu muốn có miến trắng thì phải dùng thuốc tẩy, thậm chí phải sử dụng nhiều loại kết hợp với nhau.
"Nếu muốn làm miến màu trắng thì cần kết hợp nhiều loại, đó là thuốc tẩy trắng của Ý, bột thuốc tím và axit loãng", một người bán nói với phóng viên.
Người bán thú nhận với phóng viên. (Ảnh: Cắt từ clip)
Theo các chuyên gia, để nhuộm màu hay tẩy trắng miến bắt buộc phải sử dụng hóa chất vì cách làm này vừa rẻ lại vừa nhanh. Trong điều kiện cho phép, hóa chất này có thể không gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể người, tuy nhiên do việc kiểm soát phụ gia thực phẩm ở nước ta còn nhiều lỗ hổng nên phần lớn hóa chất sử dụng trong chế biến thực phẩm, đặc biệt là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ thường không rõ nguồn gốc.
Thực tế, quy trình sản xuất miến nhuộm màu hoặc tấy trắng như thế này không phải lần đầu được phát giác. Trước đây, dư luận từng thảng thốt trước những thông tin làm miến bẩn tại Minh Khai (Hoài Đức, Hà Nội). Theo một chủ sản xuất miến tại đây, màu gốc của miến "xịn" thực tế là màu trắng đục, còn những màu khác đều là màu nhuộm. Miến không cho phẩm màu là miến sạch. Tuy nhiên, trên thực tế, trước được nhuộm màu, bản thân bột dong làm miến cũng đã phải xử lý qua chất tẩy. Chất được sử dụng để tẩy bột thường là acid mạnh và thuốc tím.
Màu gốc của miến "xịn" thực tế là màu trắng đục, còn những màu khác đều là màu nhuộm.
Người chủ này cũng thẳng thắn thừa nhận: "Làm mà không có tẩy acid và thuốc tím thì miến bở lắm, phải có chất tẩy miến mới rửa sạch được chất bẩn. Nó như là xà phòng giặt quần áo".
Dù người bán khẳng định rằng việc sử dụng hóa chất để tẩy bột dong là không độc hại. Tuy nhiên, chính họ lại không bao giờ sử dụng chính loại miến mình sản xuất ra, thậm chí phải đặt riêng một loại miến không tẩy rửa, không phẩm màu để sử dụng.
Đến người bán cũng không dám ăn loại miến mà mình sản xuất ra.
Ăn Tết bằng miến bẩn, người tiêu dùng sẽ phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc, nhiễm độc chì, ung thư
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), việc các cơ sở sản xuất miến bẩn tràn lan như vậy không phải là chuyện mới. Thậm chí, khi nhuộm miến, rất nhiều cơ sở còn dùng loại chất màu chỉ được phép sử dụng trong các công nghiệp khác như in, dệt, làm sơn… Đây đều là những hóa chất cấm trong thực phẩm, vì vậy nếu chúng ta ăn phải, sẽ đối mặt với nguy cơ ngộ độc thực phẩm , chất này tích tụ lâu dài trong cơ thể sẽ gây nên nhiều bệnh mãn tính, nguy hiểm nhất là ung thư.
Còn đối với loại miến có màu vàng, vị chuyên gia cho rằng chất màu vàng để nhuộm miến không được kiểm soát, rất có thể người bán đã sử dụng bột sắt. Đương nhiên, nếu bột sắt được tinh chế tinh khiết sẽ không gây độc, nhưng nếu loại bột này còn tồn đọng ô xít sắt – nhóm này mà chỉ được sử dụng làm vật liệu xây dựng như sơn chống rỉ, gạch men… thì hoàn toàn có thể khiến người ăn bị nhiễm độc kim loại như chì, thủy ngân. Những chất độc này rất khó kiểm soát và gây hại cho người sử dụng, gây tổn thương gan, thận, hệ thần kinh…
Vậy làm sao để có thể chọn miến sạch ăn Tết?
Theo các chuyên gia để chọn lựa được loại miến sạch ăn Tết cần tuân thủ 3 tiêu chí dưới đây.
Thứ nhất, hình dáng bên ngoài: Sợi miến nguyên chất 100% sẽ có độ trong, quánh, thơm và sạch. Các sợi miến nhỏ, độ dài đều nhau, suôn thẳng. Ngược lại, miến bẩn sẽ vụn nát, khô giòn, các sợi miến không đều hay dính vào nhau.
Sợi miến nguyên chất 100% sẽ có độ trong, quánh, thơm và sạch.
Thứ hai, về độ dai của miến: Miến sạch sẽ dai, nấu lên để lâu cũng không bị nát. Còn miến bẩn nhanh nhũn, để lâu sợi bết lại.
Thứ ba, về màu sắc: Miến sạch có màu trắng đục, xám đen. Ngược lại, miến bẩn màu trắng tinh, vàng óng.
Báo Dân sinh