MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Áp đảo Lotte và AEON, Vingroup sở hữu 1,5 triệu mét vuông bất động sản, chiếm 2/3 thị phần trung tâm thương mại ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực mặt bằng bán lẻ cao cấp, Vingroup hiện là tay chơi lớn nhất, vượt xa các đối thủ lớn nước ngoài.

Tại Việt Nam, ngành bán lẻ tiếp tục bị chi phối bởi các kênh thương mại truyền thống. Chẳng hạn như chợ truyền thống, các cửa hàng tạp hóa nhỏ, một phần không thể thiếu đối với hoạt động sinh hoạt của cộng đồng và cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là ở khu vực nông thôn, chúng chiếm tới 90% thị trường. Ngay cả ở khu vực thành thị, nơi có các kênh thương mại hiện đại, các hình thức truyền thống vẫn tiếp tục chiếm 50% thị trường.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có sự bùng nổ về số lượng kênh thương mại hiện đại trên khắp Việt Nam, với nhiều định dạng bán lẻ khác nhau. Xu hướng này đặc biệt mạnh mẽ tại hai thành phố trọng điểm là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, chiếm phần lớn trong tổng doanh số bán lẻ cả nước với tỷ trọng lần lượt là 22% và 11%. Theo sát là ba thành phố năng động với các khu công nghiệp lớn - Bình Dương, Đồng Nai và Hải Phòng - chiếm tổng cộng gần 10%.

Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh đã nổi lên như nam châm thu hút các nhà bán lẻ tại Việt Nam.  Số lượng siêu thị đã tăng đột biến trong những năm gần đây, hiện chiếm gần một phần năm tổng số siêu thị trên toàn quốc. Thành phố này cũng có số lượng trung tâm thương mại nhiều nhất, gấp đôi Hà Nội.

Áp đảo Lotte và AEON, Vingroup sở hữu 1,5 triệu mét vuông bất động sản, chiếm 2/3 thị phần trung tâm thương mại ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh 1.

Báo cáo của Deloitte cho biết, hiện tại, Việt Nam có gần 200 trung tâm thương mại được điều hành bởi cả các công ty trong nước và nước ngoài. Thông thường, các trung tâm thương mại này có nhiều loại cơ sở khác nhau, phục vụ cả nhu cầu giải trí và mua sắm. Các ông lớn trong thị trường này hiện đang là AEON, Lotte và Vingroup. 

Các trung tâm thương mại đang mọc lên như nấm ở tất cả các thành phố lớn của Việt Nam. Cụ thể, Vincom hiện đang chiếm 60% thị phần trung tâm thương mại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, với tổng diện tích các trung tâm lên đến 1,2 triệu mét vuông. Nếu tính số cập nhật đến 31/3/2019, Vingroup sở hữu 66 TTTM, với 1,5 triệu m2 mặt bằng tại 38 tỉnh thành. Trong năm 2019, tập đoàn này dự kiến mở mới 13 TTTM, nâng tổng số lên 79.

Các tập đoàn nước ngoài cũng không để bị bỏ lại quá xa. Họ đã thể hiện tham vọng tăng trưởng rất lớn. AEON Nhật Bản gần đây đã khởi công xây dựng trung tâm thương mại thứ sáu của mình tại Hải Phòng, dự kiến ​​sẽ mở cửa sớm trong năm 2019. AEON đặt mục tiêu tăng danh mục đầu tư lên 20 cơ sở trên toàn quốc. 

Áp đảo Lotte và AEON, Vingroup sở hữu 1,5 triệu mét vuông bất động sản, chiếm 2/3 thị phần trung tâm thương mại ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh 2.

Lotte Hàn Quốc cũng đã đầu tư 400 triệu USD vào việc xây dựng trung tâm thương mại Lotte Liễu Giai, và đang trong quá trình xây dựng trung tâm mua sắm tiếp theo tại khu vực Hồ Tây, dự kiến hoàn thành vào năm 2020. 

Khi thị trường bán lẻ ngày càng bão hòa, sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt. Trong nỗ lực tránh sự cạnh tranh khốc liệt từ các đại gia bán lẻ khác tại Thành phố Hồ Chí Minh, Saigon Co.op đang nhắm đến các tỉnh Tây Nam Bộ, nơi vẫn còn thiếu các cơ sở giải trí chất lượng, với kế hoạch phát triển một đến hai trung tâm Sense City mỗi năm. 

Việc Parkson Hà Nội đóng cửa gần đây cũng là một bằng chứng về áp lực chung đang gia tăng trên thị trường. Sau khi mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 6/2005 và mở rộng ra 9 cơ sở bán lẻ trên khắp Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Parkson đã ghi nhận các khoản lỗ liên tục kể từ năm 2014. Điều này xảy ra một phần do sự tăng trưởng mạnh của các khu trung tâm, nơi sự lựa chọn đa dạng so với các cửa hàng bách hóa. Pico Sai Gon và Zen Plaza, cũng đã đóng cửa hoặc thu hẹp phạm vi hoạt động của họ.

Thái Trang

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên