Áp lực lạm phát của Việt Nam đang ở đâu khi so Mỹ, Philippines hay Ấn Độ?
Vừa qua, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC đã phát hành báo cáo về những lưu ý đối với các ngân hàng trung ương châu Á khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã sẵn sàng khởi động chu kỳ điều chỉnh chính sách tiền tệ.
- 04-12-2021Ninh Thuận đề nghị bổ sung 42.595 MW vào quy hoạch điện VIII
- 03-12-2021Ông Andy Ho: Nhà đầu tư có thể chớp lấy cơ hội từ biến thể Omicron như thế nào?
- 03-12-2021Sang năm 2022, người nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ được tăng 7,4% lương hưu
Vì sao áp lực lạm phát lần này lại khác so với trong quá khứ?
Khi thị trường lao động dần phục hồi, cùng với giá cả leo thang với tốc độ "chóng mặt", có vẻ như Fed đã sẵn sàng điều chỉnh tốc độ mua tài sản và nâng lãi suất điều hành trong một vài tháng nữa.
Báo cáo HSBC cho hay, trước kia, mỗi lần Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ, tình hình tài chính của các thị trường mới nổi đều bị ảnh hưởng. Điều này buộc các quốc gia phải đưa ra những đợt điều chỉnh tăng lãi suất cần thiết để duy trì bình ổn.
Thậm chí, ngay cả với các nước phát triển, hay còn được coi là những thị trường ít bị tác động, mỗi động thái của Fed thường là tín hiệu cho một chu kỳ mới, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phục thuộc lẫn nhau trong những năm qua.
HSBC nhấn định, động thái của Fed lần này cũng chắc chắn sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng lên các nước khác. Song, tác động đối với khu vực châu Á lại tương đối nhẹ, vì những lý do như áp lực lạm phát không còn nặng nề tại hầu hết các nước trong khu vực so với Mỹ và không có khả năng trở nên nặng nề trong tương lai gần.
Bên cạnh đó, trong chu kỳ lần này, quá trình phục hồi kinh tế ở Mỹ ngày càng ít liên quan đến hoạt động nhập khẩu, bởi mở cửa lại nền kinh tế thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ hơn là hàng hóa. Điều này làm giảm động lực tăng trưởng truyền thống truyền, thường theo hướng từ Tây sang Đông. Hơn nữa, cán cân thanh toán quốc tế vững mạnh giúp các ngân hàng trung ương châu Á thoải mái bỏ xa Fed.
Nhìn lại mức độ lạm phát mỗi quốc gia
Theo HSBC, giá tiêu dùng tại nhiều quốc gia châu Á chưa tăng nhanh như ở các nước khác trên thế giới. Điều này không có nghĩa là tình hình không đáng lo ngại. Điển hình như, giá nhiên liệu thế giới tăng cũng đã tạo ra những ồn ào nhất định trong mấy tháng vừa qua. Hay như giá lương thực leo thang cũng là một yếu tố cần xem xét thận trọng.
Nhìn chung, trên thực tế, chỉ số CPI lương thực trong nước khu vực châu Á không chịu nhiều ảnh hưởng từ giá lương thực toàn cầu. Song, vẫn cần lưu ý đến mức độ gia tăng của chỉ số lạm phát toàn cầu.
Báo cáo HSBC nhấn mạnh, mặc dù chỉ số lạm phát toàn phần có gia tăng, nhưng trong nhiều năm qua, chỉ số này hiếm khi cao trở lại như thời điểm cuối năm 2019. Thực tế, có thể tính đến trong nhiều thập kỷ qua, hầu như chỉ số này chưa ghi nhận lập đỉnh ở bất kỳ khu vực nào.
Quan trọng hơn nữa, lạm phát cơ bản hầu như không tác động đáng kể, chỉ tăng nhẹ dần đều, gần tương đương mức thấp nhất kể từ đầu những năm 2000.
Trong nhóm các nền kinh tế mà HSBC khảo sát, lạm phát của New Zealand đang ở mức cao nhất, theo sau là Philippines và Ấn Độ. Trước đó, ngân hàng trung ương New Zealand đã có động thái tăng lãi suất.
Trong khi đó, lạm phát của Việt Nam đang ở mức tương đối thấp, nhất là khi so với các quốc gia trong khu vực. HSBC dự báo, lạm phát sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Tại Ấn Độ, lạm phát CPI toàn phần đã giảm trong phạm vi mục tiêu, nhưng hiệu ứng cơ sở và tăng trưởng khá lành mạnh có thể đẩy lạm phát tăng lại trong vài tháng tới.
Tại Philippines, lạm phát toàn phần cũng tăng, nhưng điều này phần nào phản ánh tác động của chi phí lương thực tăng cao, cộng với tình trạng gián đoạn sản xuất và vận chuyển trong nước thời gian vừa qua do thiên tai.
Lạm phát toàn phần tại Hàn Quốc cũng cao hơn mục tiêu của ngân hàng trung ương, bất chấp giá hàng hóa bị đẩy lên do chính sách trợ giá viễn thông hồi năm ngoái.