Ba cú sốc khiến số vụ phá sản ở Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong thập kỷ
Số vụ phá sản ở Nhật Bản đang gia tăng trong năm nay, khi nhiều doanh phải hứng chịu hậu quả từ 3 cú sốc - chi phí tăng vọt, tình trạng thiếu hụt lao động và việc chấm dứt hỗ trợ tài chính liên quan đến đại dịch COVID-19.
- 16-07-2024Trong 6 tháng, có 346 công ty tại Mỹ nộp đơn xin phá sản
- 16-07-2024Saudi Arabia phá sản loạt 'siêu dự án' khi thất bại trong chính sách dầu mỏ
- 10-07-2024Khủng hoảng tại ứng dụng gửi tiền trực tuyến Evolve: Gần 300 triệu USD đóng băng, công ty trung gian phá sản, đùn đẩy trách nhiệm, người dân không biết tiền đi đâu
Các doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ lệ lớn trong danh sách phá sản nửa đầu năm nay.
Nhìn chung, ngành dịch vụ dẫn đầu với 1.228 doanh nghiệp phá sản, tiếp theo là ngành bán lẻ với 1.029 doanh nghiệp và ngành xây dựng với 917 doanh nghiệp.
Ông Satoshi Fujii, Giám đốc bộ phận quản lý thông tin tại Teikoku Databank, cho biết: “Tôi nghĩ rằng có khả năng số vụ phá sản sẽ không tăng nhiều như vậy nếu giá cả không tăng”.
Theo dữ liệu so sánh của công ty nghiên cứu Tokyo từ năm 2000, số liệu trong nửa đầu năm cao nhất là vào năm 2009, với tổng số là 7.023 vụ phá sản.
Trong thời kỳ đại dịch, chính phủ đã cung cấp tiền để hỗ trợ việc làm và các khoản vay không tính lãi và thế chấp. Ngay khi chính phủ bắt đầu nới lỏng các biện pháp vào khoảng giữa năm 2022, giá cả bắt đầu tăng vọt ở Nhật Bản, gây tổn hại cho các doanh nghiệp nhỏ đang phải vật lộn để trả nợ.
Khi các khoản hỗ trợ đại dịch được giải ngân, tổng số vụ phá sản vẫn ở mức tương đối thấp –3.083 vụ trong nửa đầu năm 2021 và 3.045 vụ trong nửa đầu năm 2022. Con số này đạt 4.006 vụ trong nửa đầu năm 2023.
Ông Fujii chỉ ra rằng tình trạng thiếu hụt lao động cũng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
“Một số công ty đã phải chịu cảnh lợi nhuận giảm sút và việc quản lý dòng tiền ngày càng trở nên khó khăn. Họ cũng phải đối mặt với áp lực tăng lương”, ông Fujii nói.
Ngoài ra, triển vọng không mấy sáng sủa vì đồng yen suy yếu có thể khiến chi phí tăng cao.
Ông Fujii cho biết nhiều công nhân tại các công ty có lợi nhuận và mức lương thấp có khả năng sẽ tìm kiếm công việc mới với mức lương cao hơn. Điều này càng khiến công ty đang gặp khó khăn càng suy yếu hơn.
“Nếu kịch bản này xảy ra, tình trạng thiếu hụt lao động sẽ khiến họ không thể xoay chuyển tình hình kinh doanh”, ông Fujii nhận định và cho hay đồng thời họ sẽ không thể trả nợ và có thể phá sản.
Teikoku Databank dự báo số vụ phá sản có thể tiếp tục tăng và vượt mức 10.000 vụ vào cuối năm - lần đầu tiên kể từ năm 2013.
Hơn nữa, một số doanh nghiệp lớn được hưởng lợi từ đồng yen suy yếu khi các doanh nghiệp giao dịch bằng đồng USD thúc đẩy lợi nhuận. Những doanh nghiệp này cũng có thể đẩy chi phí cao hơn sang cho khách hàng. Do đó, các công ty niêm yết đã báo cáo thu nhập cao vào năm ngoái.
Nhưng nhiều công ty nhỏ ở cấp thấp hơn của chuỗi cung ứng không có quyền tăng giá.
Theo ông Fujii, Ngân hàng Nhật Bản dự kiến sớm tăng lãi suất, do đó tình hình có thể sẽ vẫn khó khăn đối với các công ty nhỏ hơn. Đồng thời, ông nói thêm rằng việc tăng lãi suất sẽ là một yếu tố tiêu cực lớn.
Nhật Bản đang có hàng chục nghìn công ty có nguy cơ phá sản.
Giới quan sát nhận định các khoản hỗ trợ trong đại dịch có thể đã cứu một số doanh nghiệp, nhưng nó cũng có thể góp phần làm tăng số lượng “doanh nghiệp zombie” - được định nghĩa là những công ty đã kinh doanh trong ít nhất 10 năm nhưng không thể trả nợ trong 3 năm qua.
Theo Teikoku Databank, số lượng “doanh nghiệp zombie” đã lên tới 251.000 vào năm ngoái, mức cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Báo tin tức