Bà Hứa Thị Phấn kháng cáo những gì?
Hôm qua (22/10), TAND cấp cao tại TPHCM xử phúc thẩm vụ bà Hứa Thị Phấn (nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín - TrustBank, VNCB nay là CB) nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phú Mỹ, trong vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
- 22-10-2018Nữ đại gia Hứa Thị Phấn tiếp tục vắng mặt tại tòa
- 21-10-2018Ngày mai (22/10), bà Hứa Thị Phấn hầu tòa phúc thẩm
- 03-10-2018Ngày 22/10: Xử phúc thẩm “bà trùm” Hứa Thị Phấn
11/28 bị cáo kháng cáo
Tại ngày xét xử, Hội đồng xét xử (HĐXX) phiên tòa phúc thẩm công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử, qua đó cho biết: Sau khi ngày 31/5 TAND TPHCM tuyên án sơ thẩm, 11/28 bị cáo kháng cáo kêu oan và xin giảm nhẹ hình phạt; nguyên đơn dân sự và 16/214 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan kháng cáo.
HĐXX cấp phúc thẩm cũng đã quyết định triệu tập 63 pháp nhân tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, gồm 16 ngân hàng trong đó có VNCB, Ngân hàng TMCP An Bình, Agribank - chi nhánh trung tâm Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Kiên Long, Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM, VietcomBank, BIDV, Ngân hàng TMCP Quốc Tế, Ngân hàng TMCP Phương Đông… Các công ty là Công ty CK VNDirect, Công ty CK Sài Gòn, Công ty CK FPT và Công ty CK Đại Việt, Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Nam Ô tô, Công ty Đầu tư phát triển Phú Mỹ, Công ty CP BĐS Phương Trang Long An, Công ty CP Taxi Phương Trang, Công TNHH TMDVXD Tường Vy, Chi cục thuế quận 3, Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ TPHCM, Tập đoàn SSG…
Trên 30 luật sư bào chữa cho các bị cáo hoặc bảo vệ quyền và lợi ích cho những người liên quan.
Không chấp nhận file ghi âm
Theo HĐXX cấp phúc thẩm, bà Hứa Thị Phấn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Vắng mặt tại tòa vì bệnh, bà Phấn trong đơn kháng cáo cho rằng “bản án sơ thẩm đã xét xử oan sai cho tôi và chưa xem xét tài liệu chứng cứ và sự thật trong nội dung ghi âm cuộc nói chuyện giữa tôi và ông Nguyễn Hữu Luận, ông Phan Đăng Quan và ông Trịnh Thanh Cao (Nhóm Công ty Phương Trang) trong USB do tôi giao cho luật sư của tôi và đã cung cấp HĐXX cấp sơ thẩm”.
Về nội dung này tại bản án sơ thẩm nêu: Luật sư bào chữa cho bà Hứa Thị Phấn có nộp cho HĐXX cấp sơ thẩm chứng cứ là một USB chứa file ghi âm cuộc hội thoại giữa bà Phấn và nhóm người này. File ghi âm này được luật sư nghe và chép lại, nội dung thể hiện việc phía Công ty Phương Trang thừa nhận đang nợ của Trustbank số tiền trên 9.400 tỷ đồng. Tuy nhiên HĐXX cấp sơ thẩm cho rằng không chứng minh được chiếc USB này do bà Hứa Thị Phấn cung cấp, cũng như chưa được đối chất với Hứa Thị Phấn. Sau khi khởi tố, sức khỏe Hứa Thị Phấn yếu không thể tiếp xúc, không thể hỏi cung. Vì vậy, không có căn cứ để chấp nhận đây là chứng cứ của vụ án.
Theo bản án sơ thẩm, đầu năm 2007, bà Phấn cùng Công ty Phú Mỹ và 14 cá nhân có quan hệ gia đình và họ hàng (nhóm Phú Mỹ), tham gia vay giúp bà Phấn, mua hơn 254 triệu cổ phần của TrustBank, chiếm 84,92% vốn điều lệ và từ đây bà Phấn giữ chức vụ Cố vấn cao cấp HĐQT TrustBank. Bà Phấn đã chỉ đạo nhân viên thực hiện các hành vi trái pháp luật để rút tiền, nhằm chiếm đoạt, gây thiệt hại cho TrustBank. Bà Phấn bị tòa sơ thẩm phạt 30 năm tù, các bị cáo còn lại từ 3 năm tù đến 28 năm tù. Bản án sơ thẩm cũng buộc các cá nhân bồi hoàn về thiệt hại.Tại phiên sơ thẩm, bà Phấn xuất trình file ghi âm nhóm Công ty Phương Trang vay của bà Phấn 9.400 tỷ đồng, tòa bác chứng cứ này và không cấn trừ,do đó tuyên bà Phấn gây thiệt hại 16.000 tỷ đồng.
Tiền phong