Bà lão U80 bất ngờ nhận được giấy báo đỗ đại học, bên trong ghi rõ hạn nhập học chỉ 3 ngày: Sự thật đằng sau khiến con cháu sững sờ
Không chỉ bà Cung mà nhiều người khác cũng nhận được giấy báo đỗ dù không tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học.
- 15-09-2024Làm giúp việc cho bà lão U80 suốt 10 năm, tôi bàng hoàng khi được thừa kế 276 triệu đồng: Thà nghỉ việc chứ nhất quyết không nhận tiền
- 26-07-2024Khám xét nhà của bà lão bán tạp hóa phát hiện gần 24 tỷ đồng tiền mặt: Cảnh sát vạch trần đường dây tội phạm hơn 52 nghìn tỷ
- 12-07-2024Bỗng dưng có “lộc trời cho” gần 8 tỷ đồng, bà lão U70 lập tức báo cảnh sát: Hóa ra không phải lừa đảo!
- 11-07-2024Biết là lừa đảo nhưng vẫn đồng ý rút tiền cho nhóm tội phạm, bà lão U80 bất ngờ được tổ dân phố khen thưởng
Đầu tháng 8 năm 2009, khi kỳ thi tuyển sinh đại học của Trung Quốc đã gần kết thúc, bà Cung (80 tuổi) bất ngờ nhận được giấy báo trúng tuyển của một trường đại học. Nội dung tờ giấy cho biết bà Cung đã được nhận vào ngành Điện tử và Công nghệ thông tin thuộc khoa Vật lý của trường Đại học Công nghệ Quảng Đông sau khi vượt qua bài kiểm tra năng lực.
Trong giấy báo còn ghi rõ tên và địa chỉ nhà của bà Cung. Do đó, điều này đã khiến bà lão 80 tuổi và con cháu vô cùng bất ngờ và kỳ lạ. Bởi bà chưa từng đăng ký thi đại học cũng như tham gia bất kỳ bài kiểm tra năng lực nào.
Thông tin bà lão 80 tuổi trúng tuyển đại học mà không đăng ký thi tuyển sinh đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận Trung Quốc lúc bấy giờ. Ngay lập tức, một phóng viên đã gọi vào số điện thoại được in trên giấy báo trúng tuyển của bà Cung để làm rõ sự việc.
Người này nhận mình là sinh viên sắp trúng tuyển và cần tư vấn thêm về thủ tục nhập học. Ngay sau khi nhận được câu hỏi, đầu dây bên kia cho biết sinh viên có thời gian 3 ngày để nhập học kể từ thời điểm nhận được giấy báo trúng tuyển. Thủ tục nhập học bao gồm:Căn cước công dân, học bạ trung học và giấy khai sinh.
Bên cạnh đó, phía tư vấn cho biết chuyên ngành Điện tử và Công nghệ thông tin của trường chỉ lấy 100 chỉ tiêu, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp là 100%. Chưa kể, chương trình học còn được xây dựng dựa trên cơ sở ký kết hợp tác, thỏa thuận giữa trường Đại học Công nghệ Quảng Đông với các đối tác nước ngoài.
Khi phóng viên hỏi lý do vì sao mình không đăng ký nguyện vọng vào trường mà vẫn nhận được thông báo trúng tuyển, phía tuyển sinh liền có phản ứng lúng túng, trả lời ngập ngừng. Sau đó, họ khẳng định quy trình tuyển sinh của trường tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn của Trung Quốc.
Chưa dừng lại ở đó, phía tuyển sinh còn cho biết học phí trong 3 năm là 13.778 NDT (khoảng 48 triệu đồng)/ sinh viên. Vì được chính phủ Trung Quốc trợ cấp nên mỗi sinh viên chỉ cần đóng 10.900 NDT (khoảng 38 triệu đồng) cho 3 năm học mà thôi.
Nhận thấy điểm bất thường, phóng viên tiếp tục liên hệ đến phòng tuyển sinh của trường Đại học Công nghệ Quảng Đông để đối chứng thông tin. Phía nhà trường cho biết Khoa Vật lý không có chuyên ngành Điện tử và Công nghệ thông tin. Ngoài ra, họ cũng chưa công bố kết quả trúng tuyển nên việc gửi giấy báo nhập học cho sinh viên là điều vô lý.
Cũng trong thời điểm này, số lượng người nhận được những tờ thông báo tương tự ngày một tăng. Một sinh viên được phỏng vấn cho biết đã nhận được 5 thông báo trúng tuyển từ nhiều trường đại học và cao đẳng khác nhau. Phần lớn đều là các trường tư thục hoặc ít tiếng tăm.
Đáng nói, những thông tin được in trong giấy báo trùng khớp với thông tin cá nhân của nhiều người. Từ nội dung đến hình thức đều được trình bày vô cùng chuyên nghiệp, rất khó có thể phát hiện dấu hiệu làm giả.
Trong quá trình phóng viên tìm hiểu sự việc, một sinh viên đã chia sẻ những thông tin bất ngờ về trường hợp của anh trai mình.
Ba năm trước, người anh thi trượt đại học nên định đăng ký vào một trường cao đẳng. Tuy nhiên, khi bất ngờ nhận được giấy báo trúng tuyển từ một trường đại học tư thục với các điều kiện hấp dẫn như: Giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp, giảm 50% học phí,... người này đã quyết định theo học tại đây.
Kết quả là chỉ sau 1 năm, ngôi trường này bất ngờ thông báo đóng cửa vì không đủ tiêu chuẩn giảng dạy. Lúc này, người ta mới biết từ phòng học, ký túc xá đến các thiết bị giảng dạy đều được trường thuê lại chứ không phải tự đầu tư.
Tìm hiểu của phóng viên đã phần nào vạch trần sự thật về những tờ ‘‘giấy báo trúng tuyển ngẫu nhiên’’. Ngay sau đó, nhiều trường đại học tại Trung Quốc đã nhắc nhở sinh viên nên cẩn trọng nếu nhận được những thông báo trúng tuyển ‘‘trên trời rơi xuống’’. Bên cạnh đó, sinh viên và phụ huynh cũng cần kiểm tra và đối chiếu thông tin trên giấy báo với thông tin trên website tuyển sinh và giấy đăng ký ứng tuyển của bản thân một cách kỹ lưỡng để tránh thiệt hại không đáng có.
Theo Sina
Đời Sống Pháp Luật