Bà mẹ TP.HCM than thất nghiệp dù du học thạc sĩ ở nước ngoài về, nhưng 1 chi tiết khiến hội phụ huynh không đồng cảm nổi
Câu chuyện của bà mẹ này nhận về nhiều lời góp ý và cả chỉ trích.
- 23-01-2024Phụ huynh ở Hà Nội chia sẻ: Tôi hối hận khi cho con học trường chuyên, hội phụ huynh đọc xong tranh cãi dữ dội
- 08-11-2023Bất ngờ bị hội phụ huynh chỉ trích vì cho con mặc áo... đắt tiền, bà mẹ nói đáp trả khiến mọi người im bặt
- 06-10-2023Cuối tuần đi xem hát bội, "trend mới" cùng con trải nghiệm nghệ thuật truyền thống của hội phụ huynh TP.HCM
- 25-09-2023Mẹ “kiểm kê tài sản” của con học lớp 1 sau 3 tuần, hội phụ huynh cười ra nước mắt vì đồng cảm
Với quan điểm "đầu tư trí thức là đầu tư bền vững", đứng trước lựa chọn trường công - trường tư, nhiều phụ huynh dù điều kiện kinh tế không mấy dư dả vẫn quyết dè sẻn chi tiêu, tiết kiệm hết mức có thể để con được trưởng thành trong môi trường quốc tế. Từng cócâu chuyện cả nhà ngủ chung trên 1 chiếc giường, không dám mua gì ngoài kem đánh răng, băng vệ sinh, tiền dồn hết cho con học trường quốc tế. Hay trước đó là trường hợp tranh cãi: "Con học tiền tỷ, cha mẹ sống trong căn phòng 15m2 và đi xe máy suốt 10 năm" của một bà mẹ ở TP.HCM nhận về hàng nghìn bình luận.
Một phụ huynh ở TP.HCM mới đây cũng cho biết, gia đình đầu tư cho con học trường quốc tế với học phí hơn 25 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, hiện chị đang rất đau đầu và stress vì bản thân thất nghiệp cũng nửa năm, mặc dù có bằng thạc sĩ du học về. Hiện tại kinh tế gia đình phụ thuộc vào người chồng nhưng lương tháng nào biết tháng đó. Được biết, chồng thu nhập 120 triệu/tháng ổn định, nhưng chi phí cố định hàng tháng nhiều nên khá là chật vật. Bà mẹ bàn với chồng cho con sang trường khác học nhưng chồng không chịu. Điều này khiến gia đình mệt mỏi, căng thẳng.
Cụ thể, khoản chi của gia đình chị như sau:
Chị cho biết, hiện tại gia đình không để dư được đồng nào, lại còn thỉnh thoảng tiêu lạm vào thẻ tín dụng. Chị tìm việc mãi mà không được nên rất nóng ruột. Bây giờ chị chỉ trông chờ căn nhà đang trả góp được sửa xong và cho thuê thì mới đỡ được phần nào nhưng hiện cũng chưa đâu vào đâu cả. Chị cũng không dám sinh đứa nữa cũng vì vấn đề tài chính.
Thay vì vắt giảm tiền học của con, vẫn còn những phương án khác
Nhiều phụ huynh cho rằng, với thu nhập và chi tiêu của gia đình này, nếu không muốn cắt giảm tiền học cho con, vẫn có những lựa chọn khác. Hai vợ chồng trước kia có mức lương cao nên nhu cầu cao về mọi mặt (thực phẩm, giáo dục, du lịch,…) là chuyện hết sức bình thường. Nhưng khi tình hình thay đổi, nếu muộn tiết kiệm vẫn có thể tùy cơ ứng biến. 25 triệu/tháng tiền học nếu xét mặt bằng chung thì cao, nhưng xét trong điều kiện gia đình của người này thì vẫn có thể xoay sở được.
Thay vì ở nhà thuê 20 triệu/tháng thì ở thuê 10 triệu, nhưng liệu hai vợ chồng có chịu được khi hàng xóm xung quanh không còn sang chảnh, tiện ích không cao cấp như trước hay không? Ăn cơm nhà nấu muốn rẻ thì đi chợ thay vì đi siêu thị mua đồ nhãn organic; Ăn nhà hàng lựa nơi 500-800 ngàn đồng/bữa thay vì fine-dining 5 triệu, chục triệu; Thay vì du lịch ở các resort 4-5 sao thì ở homestay 500-700 ngàn đồng/đêm. 120 triệu/tháng mà không nuôi đủ 3 miệng ăn, còn nợ thẻ tín dụng thì nguyên nhân là do không cân đối được.
Bên cạnh đó, nếu không muốn giảm chi tiêu thì có thể kiếm việc làm, nhưng với điều kiện là đòi hỏi mức lương đừng quá cao so với thị trường hiện tại. Chấp nhận lương thấp hơn mong đợi 1 chút thì con vẫn học trường quốc tế, nhà không phải chuyển.
Trường hợp chuyển trường kết hợp chuyển cấp còn dễ, còn đang học dang dở ở giữa cấp học tại trường quốc tế mà học sinh phải chuyển qua trường công thì khả năng cao không thể thích nghi được, khó bắt nhịp và hòa nhập lại.
Đã có nhiều trường hợp trẻ thay đổi môi trường mới, hoàn toàn không có bạn bè cũ, ngay cả phương pháp học tập, giao tiếp cũng khác xa trường cũ... nên bắt đầu có những biểu hiện "sốc văn hóa". Vì vậy, nếu trong trường hợp gia đình vẫn có thể chọn phương án khác, nhiều người khuyên bà mẹ này không nên xáo trộn chuyện học tập hiện tại của con. Trong trường hợp vẫn không vén được chi tiêu, thì có thể cho con học trường tư khoảng 10 triệu/tháng sẽ đỡ áp lực mà môi trường học không quá chênh lệch.
Nhiều người có kinh nghiệm cũng cho biết, để không bị đứt gánh giữa đường ở trường quốc tế thì ít nhất phải có vài tỷ đồng gửi sẵn ở ngân hàng. Việc học của một đứa trẻ kéo dài ít nhất cũng 12 năm. Thường mọi người luôn nghĩ đến những hoàn cảnh lạc quan nhất như công việc ổn định, lương cao... nhưng không ai lường được sự thay đổi khó đoán của cuộc sống.
Nếu còn do dự khoản học phí thì phụ huynh đừng "cố đấm ăn xôi", đến lúc "đuối" mới rút thì đổ hết công sức xuống sông xuống biển.
Phụ nữ mới